Cách nhận biết vạch kẻ đường CHUẨN NHẤT để tránh bị phạt

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng biển báo giao thông nhằm mục đích hướng dẫn người tham gia giao thông. Tuy nhiên, tại hệ thống đường bộ Việt Nam thì có quá nhiều những vạch kẻ xuất hiện. Chính vì thế, không phải ai cũng hiểu hết những ý nghĩa vạch kẻ đường. Hôm nay hãy cùng Trung tâm lái xe An Tín tìm hiểu về những thông tin về vạch kẻ giao thông nhé.

1. Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là gì
Vạch kẻ đường là gì

Vạch kẻ đường giao thông là một dạng khác của biển báo giao thông. Theo quy định, những vạch này nhằm mục đích hướng dẫn, điều phối hoạt động tham gia giao thông. Trên hết, nó giúp đảm bảo an toàn cho cả người và phương tiện khi lái xe. Tất cả mọi người khi tham gia giao thông thì đều phải tuân thủ những quy định về vạch kẻ đường này.

1.1 Tác dụng của vạch kẻ đường 

Khi tham gia giao thông trên đường nếu không vạch kẻ đường người điều khiển xe sẽ gặp rất nhiều bất tiện khi mà nếu có vạch kẻ đường bạn sẽ được báo hiệu để hướng dẫn đi đùng làn đường mà mình được phép đi nhằm đảm bảo an toàn giao thông và lưu thông thông suốt trên đường. Hầu như bạn sẽ bắt gặp vạch kẻ đường ở mọi nơi mình đi qua vì nó là thứ không thể thiếu song kèm với đó bạn vẫn kết hợp chấp hành các loại biển báo và đèn tín hiệu giao thông đê đảm bảo an toàn 

Trong trường hợp cả biển báo và bạch kẻ đường đều xuất hiện thì bạn phải tuân thủ theo biển báo hoặc cao hơn là người điều khiển giao thông tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của các vạch kẻ đường xuất hiện trên đường khi mắt lỗi sẽ bị phạt oan 

cấp lại giấy phép lái xe tại tphcm

2. Nhóm vạch kẻ đường phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều

Khi đi trên đường, đôi khi chúng ta thấy các loại vạch kẻ đường màu vàng hoặc vạch kẻ liền màu trắng. Chúng khiến cho chúng ta rất khó phân biệt chúng với nhau. Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu những vạch kẻ trên đường chạy xe ngược chiều.

2.1. Vạch kẻ đường đơn, đứt nét, màu vàng

Loại vạch này còn có tên gọi khác là vạch 1.1. Vạch này sẽ là những nét đơn màu vàng và đứt đoạn giữa các vạch kẻ. Loại vạch phân chia hai chiều xe chạy này có tác dụng phân tách hai làm đường ngược chiều nhau. Bên cạnh đó thì các xe có thể được phép đi qua để sử dụng chiều còn lại.

Khi tham gia giao thông, bạn phải chấp hành đúng luật đã quy định không chỉ các biển báo, vạch kẻ đường,.. mà phải luôn mang đủ giấy tờ khi tham gia. Vì thế khi bạn nên đi  đổi bằng lái xe ô tô sắp hết hạn để chấp hành đúng luật.

2.2. Vạch đơn, liền nét, màu vàng

Loại vạch này là một dải liền dài và liên tục ở trên đường ngược chiều. Vạch kẻ đường 1.2 là tên gọi kỹ thuật của loại vạch này. Khi nhìn thấy vạch kẻ phân làn đường này trên đường các xe không được đi lên vạch và cũng không được di chuyển sang làn khác.

2.3. Vạch làn đường đôi song song, liền nét, màu vàng

Vạch làn đường đôi song song, liền nét, màu vàng
Vạch làn đường đôi song song, liền nét, màu vàng

Loại vạch này hay còn gọi là vạch kẻ đường 1.3. Đây là loại vạch sử dụng trên làn đường có từ 4 làn xe trở lên. Với loại vạch này thì phương tiện cũng không được đè và đi qua.

2.4. Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét

Đây là loại vạch đặc biệt vì ý nghĩa của nó. Với loại vạch này phương tiện bên làn xe gần với vạch nét đứt có thể đi qua và sang làn khác. Còn đối với phương tiện bên làn nét liền thì không được phép như vậy.

Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét
Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét

Hãy luôn mang theo bằng lái xe máy khi tham gia lưu thông đường, nếu bạn vô tình làm mất bằng lái thì nhanh tay đăng ký ngay thủ tục cấp lại bằng lái xe a1 để được chạy xe ra ngoài nhé.

3. Nhóm vạch kẻ đường phân chia các làn xe chạy cùng chiều

Các loại vạch kẻ đường giao thông rất đa dạng. Nếu bên trên An Tín vừa đi đến bán những thông tin về vạch kẻ trên đường ngược chiều. Thì tiếp theo đây, là những ý nghĩa các loại vạch kẻ đường cùng chiều.

3.1. Vạch đơn, đứt nét, màu trắng

Vạch đơn, đứt nét, màu trắng
Vạch đơn, đứt nét, màu trắng

Những vạch kẻ đường nét đứt màu trắng hay vạch  2.1 này phần chia trên làn đường cùng chiều. Trên những tuyến đường có loại vạch này thì các xe được phép lấn và chèn sang bên làn đường khác. Khoảng cách giữa các vạch này càng lớn thì tốc độ lái xe trên đường được sử dụng lại càng cao.

3.2. Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng
Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng

Vạch kẻ liền màu trắng có tên gọi khác vạch 2.2. Khi thấy vạch liền này các xe đi cùng chiều không được phép chạm cũng như lấn sang làn đường khác. Bắt buộc bạn phải chấp hành đúng luật để không bị phạt.

3.3. Vạch làn đường dành cho ưu tiên

Theo quy định về các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 đây là vạch 2.3. Đây là loại vạch kẻ chỉ dành cho một loại xe ưu tiên đặc biệt. Không phương tiện nào khác được đi vào trừ những trường hợp khẩn cấp.

Đăng ký thi lấy bằng lái xe máy tại An Tín bạn không chỉ được hướng dẫn tận tình về cách thi thực hành mà bạn còn chỉ mẹo thi lý thuyết giúp bạn nhớ được kiến thức về luật giao thông, ý nghĩa vạch kẻ đường, biển báo giao thông,… 

4. Các dạng ký hiệu và vạch kẻ khác

Ngoài những vạch kẻ trên làn đường cùng chiều và ngược chiều thì còn có có rất các loại vạch kẻ đường bộ khác. Chúng ta hãy tìm hiểu thông tin và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường.

4.1. Vạch trắng hình con thoi

Vạch trắng hình con thoi
Vạch trắng hình con thoi

Vạch này thường được kẻ gần vạch kẻ cho người đi bộ. Loại vạch này nhắc nhở và cảnh báo cho các phương tiện nên nhường đường cho người qua đường.

Biển báo giao thông Việt Nam rất đa dạng như bạn sẽ bắt gặp được trên đường xuất hiện biến báo giao thông hình thoi hay vạch trắng hình con thoi cũng là một dạng khác của biển báo giao thông.

4.2. Vạch xương cá chữ V

Loại vạch này gồm các vạch kẻ song song hình chữ V. Loại vạch này dùng để phân hóa các dòng phương tiện. Các phương tiện không được dừng hay lấn vào vạch này.

4.3. Vạch mắt võng tại ngã tư

Vạch mắt võng tại ngã tư
Vạch mắt võng tại ngã tư

Loại vạch kẻ này thường đi kèm với mũi tên chỉ đường. Loại vạch mắt võng này có tác dụng tăng sự nhận biết cho người tham gia giao thông.

4.4. Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao

Vạch này là vạch tạo ra khu vực dừng cho những phương tiện cần rẽ trái khi di chuyển. Tuy nhiên những tiện vẫn cần tuân thủ tín hiệu của đèn giao thông.

4.5. Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức

Trên đường chúng ta đi có nhiều vạch kẻ đường cũ chưa được thay thế.Do đó, loại vạch phân làn trong khu vực giao cùng nút sẽ báo hiệu rằng những vạch cũ đó vẫn còn hiệu lực.

5. Kích thước vạch kẻ đường

Vừa rồi chúng ta tìm hiểu được những ý nghĩa cũng như tác dụng của các vạch kẻ đường hay gặp. Dưới đây là những thông tin cụ thể về kích thước của chúng.

5.1. Nhóm vạch phân chia tim đường (phân chia hai chiều xe chạy)

Nhóm vạch phân chia tim đường
Nhóm vạch phân chia tim đường

Nhóm vạch tim đường trên làn đường xe chạy ngược chiều có được quy định về kích thước như sau:

  • Vạch ngược chiều dạng đơn, nét đứt: Rộng 15cm, dài 1 – 3m, cách nhau khoảng 2 – 6m.
  • Vạch ngược chiều dạng đôi, nét liền: Rộng 15cm, khoảng cách giữa hai vạch 15 – 50cm.
  • Vạch ngược chiều đôi 1 nét đứt và 1 nét liền: Tuân thủ quy tắc kích thước vạch kẻ đường đơn nét đứt và vạch đôi nét liền.

5.2. Nhóm vạch phân chia đường chạy một chiều (cùng chiều)

Nhóm vạch kẻ đường trên làn đường xe cùng ngược chiều có được quy định về kích thước như sau:

  • Vạch cùng chiều dạng đơn, nét đứt: Rộng 15cm, dài 1 – 3m, cách nhau khoảng 3 – 9m.
  • Vạch cùng chiều dạng đơn nét liền: rộng 15cm.
  • Vạch giới hạn ưu tiên nét đứt hoặc liền: Rộng 30cm, nếu là vạch nét đứt thì khoảng cách giữa các vạch là 1 – 2m.

5.3. Nhóm vạch mép đường (giới hạn đường xe chạy)

Nhóm vạch mép đường
Nhóm vạch mép đường

Nhóm vạch kẻ trên mép đường được quy định về kích thước như sau:

  • Vạch đơn, nét liền: Rộng từ 15 – 20cm.
  • Vạch đơn, nét đứt: Rộng 15 – 20cm, độ dài mỗi đoạn là 0,6cm, khoảng cách giữa các vạch là 0,6.

5.4 Quy định về vạch kẻ đường 2022 hiện nay

Theo luật giao thông đường bộ ban hành thì vạch kẻ đường là loại vạch được sử dụng để quy định các phần đường khác nhau và làn đường được phép di chuyển của các phương tiện tham gia giao thông người dân phải chấp hành dưới mọi hình thức không được phép vi phạm, phổ biến hiện này là các loại vạch có màu trắng và màu vàng.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm vấn đề này lỗi phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải đó là lỗi đè vạch, chạy không đúng làn đường đã được kẻ vạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho người xung quanh.Với việc xã hội ngày càng phát triển và mật độ dân số ngày càng tăng thì bộ GTVT đã áp dụng công nghệ camera giám sát để sử phạt các hành vi vi phạm với mức phạt về lỗi vạch kẻ đường hiện này là  200.000 – 400.000 đồng đối với ôtô và 100.000 – 200.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy.

An Tín không chỉ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích, dịch vụ luôn đi đầu về chất lượng và uy tín như cấp lại bằng lái xe ô tô với thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

6. Không chấp hành vạch kẻ đường bị phạt thế nào?

Không chấp hành vạch kẻ đường bị phạt thế nào
Không chấp hành vạch kẻ đường bị phạt thế nào

Tại nghị định 100 việc không tuân thủ các loại vạch kẻ đường giao thông đường bộ được quy định rõ về hình thức và cách xử phạt như sau:

  • Đối với phương tiện ô tô: Phạt tiền hành chính từ 200.000 – 400.000 nghìn đồng và bị tước bằng lái 2 – 4 tháng.
  • Đối với xe máy: Phạt tiền hành chính từ 100.000 – 200.000 nghìn đồng và bị tước bằng lái 2 – 4 tháng.
  • Đối với người đi phương tiện thô sơ: Phạt tiền hành chính từ 80.000 – 100.000 nghìn đồng.
  • Đối với người đi bộ: Phạt tiền hành chính từ 60.000 – 100.000 nghìn đồng.

7. Những hành vi cố tình phá vạch kẻ đường sẽ bị sử phạt như thế nào ?

Những hành vi cố tình phá vạch kẻ đường sẽ bị sử phạt như thế nào
Những hành vi cố tình phá vạch kẻ đường sẽ bị sử phạt như thế nào

Hiện nay vẫn chưa xảy ra nhiều các hành vi phá vạch kẻ đường khi mà đa số các trường hợp về vạch kẻ đường bị mờ hoặc mất thường là do quá trình sử dụng thời gian lâu ngày các nét vạch kẻ đường sẽ bị mở và biến mất,  một nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng vạch kẻ đường bị mờ và đứt nét là do thời tiết thay đổi thất thường khiến sơn trên đường bị trôi lâu ngày biến mất.

Hậu quả khi mà các vạch kẻ đường biến mất sẽ gây ra nhiều bất tiện cho người đi đường khi mà họ không thể phân biệt được đâu là làn đường mình được phép đi, đã có nhiều trường hợp do không có vạch kẻ đường mà người tham gia giao đã bị phạt oan.

Vậy nếu bất kỳ cá nhân nào cố tình phá vạch kẻ đường nếu bị phát hiện thì sẽ ra sao tất nhiên các cá nhân đó sẽ bị phạt hành chính và nặng hơn là phạt tù nếu vô tình hành vi đó gây huy hiểm nghiêm trọng cho người đi đường.

Các loại vạch kẻ đường ở việt nam rất là phức tạp cũng như khó có thể nhớ. Hy vọng rằng với bài viết có thể giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về những loại vạch kẻ đường. Đặc biệt, hãy tuân thủ và tham gia giao thông một cách an toàn nhé.

Việc phân biệt lỗi vi phạm vạch kẻ đường và vi phạm lấn làn lấn vạch hay dễ bị nhầm. Bạn nên xem kỹ và nhớ rõ những điểm cần chú ý về 2 lỗi trên để không bị phạt oan.

Cấp lại bằng lái xe ô tô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *