Hướng dẫn kỹ thuật phanh xe ô tô an toàn từ chuyên gia

Phanh xe ô tô

Phanh xe ô tô là một bộ phận quan trọng không thể thiếu giúp quá trình lái xe hiệu quả và đảm bảo an toàn. Hệ thống phanh gồm có phanh tay và phanh chân. Trong đó, phanh chân dùng để kiểm soát tốc độ và phanh tay (phụ) thường sử dụng trong xử lý các tình huống như cua, đỗ xe. Vậy khi sử dụng phanh cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay kỹ thuật sử dụng phanh đúng cách ở bài viết dưới đây nhé!

Phanh xe ô tô là gì? Tìm hiểu cấu tạo phanh ô tô

Phanh xe ô tô là một bộ phận an toàn của xe có nhiệm vụ giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại hẳn khi cần thiết. Phanh ô tô có cấu tạo gồm 6 bộ phận như sau:

  • Bàn đạp phanh: Là nơi người lái đặt chân để điều khiển hệ thống phanh. Khi đạp xuống bàn đạp, lực tác động được truyền đến bộ trợ lực phanh.
  • Bộ trợ lực phanh: Sau khi đạp phanh, lực đạp được truyền đến bộ trợ lực phanh để khuếch đại nó. Bộ trợ lực này giúp giảm sức đạp từ phía người lái để tạo áp suất trong hệ thống.
  • Bình chứa dầu phanh: Là nơi chứa dầu phanh, dầu này được sử dụng để truyền lực từ bàn đạp phanh đến các bánh xe. Nó giữ dầu phanh ở mức ổn định và điều hoà hệ thống luôn có đủ dầu.
  • Xy lanh: Nằm trong hộp bảo vệ và chịu trách nhiệm chuyển đổi lực đạp từ bàn đạp phanh thành áp suất dầu phanh.
  • Van điều áp: Dùng để điều chỉnh áp suất dầu phanh chuyển đến từng bánh xe nhằm phân phối đồng đều lực phanh trên cả bốn bánh.
  • Hệ thống phanh ở từng bánh xe: Bao gồm các thành phần như bát trượt, piston, đĩa phanh hoặc trống phanh (tùy thuộc vào loại hệ thống phanh đĩa hoặc tang trống).
Cấu tạo của hệ thống phanh xe ô tô
Cấu tạo của hệ thống phanh xe ô tô

Hướng dẫn kỹ thuật phanh xe ô tô đúng cách chi tiết từ A-Z

Đạp/nhả phanh theo nhịp nếu xe không có hệ thống ABS

Trong trường hợp xe không có hệ thống ABS mà phanh gấp khi đang đi nhanh rất dễ gặp phải trình trạng bó phanh. Bó phanh sẽ gây ra trượt bánh, khóa bánh và mất lái. Vì vậy, tài xế cần khéo léo đạp thả phanh đúng cách để xử lý những tình huống gấp này, tránh việc bị mất kiểm soát. Dưới đây là một số kỹ thuật khi phanh gấp mà xe không có ABS.

  • Đạp nhả phanh liên tục, không nên giữ cứng vì nó dễ khiến bánh bị bó cứng và khó kiểm soát.
  • Nắm chặt tay lái và giữ thẳng vô lăng để tránh bị xoay đột ngột.
  • Nhấp và nhả phanh đúng điểm cần thiết để giữ áp lực phanh trong khoảng an toàn.
  • Giữ tâm lý ổn định, bình tĩnh và tập trung.

Trong quá trình lái xe hay luôn cố gắng giữ khoảng cách an toàn với xe khác để có đủ thời gian phản ứng với trường hợp phải phanh gấp đột ngột.

Phanh dưới ngưỡng tối đa

Đây là kỹ thuật phanh mà người lái sẽ đạp phanh một lực tối đa và giữ sao cho lực đạp không vượt quá ngưỡng giới hạn để tránh trượt bánh. Cách phanh này thường được sử dụng rất nhiều trên đường đua. Người lái có kinh nghiệm chỉ cần dựa vào độ rung của vô lăng là có thể dự đoán được ngưỡng phanh và xử lý tình huống an toàn nhất.

Rà phanh

“Rà phanh” là cách đạp phanh không quá phanh và không quá mạnh. Hành động này thường được dùng để kiểm soát tốc độ hoặc giảm tốc độ một cách nhẹ nhàng. Người lái mới không nên áp dụng kỹ năng này bởi khi rà quá dài sẽ tạo ra 1 lực ma sát lớn khiến dầu phanh dễ sôi và cháy má phanh khiến xe mất phanh rất nguy hiểm.

Kỹ thuật này thường được sử dụng nhiều khi đua xe hoặc drift xe. Vì rà phanh là cách tối ưu nhất khi đi qua khúc cua trong thời gian ngắn nhất mà không cần phải giảm tốc độ. Tuy nhiên, rà phanh khi vào cua là kỹ thuật khó yêu cầu kinh nghiệm cao. Nếu tài xế không xử lý tốt có thể khiến xe bị thừa lái, làm xe bị trượt hoặc văng ra ngoài. Ngoài ra, kỹ thuật này rất hại cho hệ thống phanh và lốp xe, nhất là những dòng xe thông thường.

Rà phanh yêu cầu kinh nghiệm lái xe vững chắc
Rà phanh yêu cầu kinh nghiệm lái xe vững chắc

Kết hợp giảm tốc độ, phanh và về số thấp hơn

Để phanh an toàn nhất, người điều khiển nên kết hợp đồng thời giảm tốc, phanh và về số thấp. Kỹ năng này được nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng cả những trường hợp đường khó đi để đảm bảo an toàn. Việc về số thấp sẽ giúp xe được hãm thêm bởi phanh động cơ. Đồng thời, nó còn giúp giảm áp lực và hạn chế tối đa tình trạng dầu bị sôi, cháy má phanh, mất áp suất phanh hoặc mất phanh xe. Hơn nữa, kỹ thuật này cũng hỗ trợ rất nhiều trong trường hợp xe bị mất phanh.

Giảm tốc độ khi phanh
Giảm tốc độ khi phanh

Kỹ thuật nhấp phanh an toàn

Nhấp phanh xe ô tô là kỹ thuật an toàn giúp xe dừng từ từ mà không bị dừng gấp đột ngột. Khi dùng kỹ thuật này, người lái sẽ đạp một lực mạnh lần đầu để giảm tốc độ xe ở mức độ ổn định, sau đó đạp phanh nhẹ dần cho tới khi xe dừng hẳn.

Kết hợp phanh ô tô bằng động cơ để giảm tốc độ từ từ

Khi di chuyển trên đường dốc hoặc rủi ro hơn là xe đang bị mất phanh, tài xế nên dùng kỹ năng phanh bằng động cơ và phanh chân để giảm tốc an toàn. Trước khi thực hiện kỹ thuật này, tài xế cần chuyển về chế độ số sàn hoặc số thấp và nhấp phanh cùng lúc để giảm tốc từ từ.

Kỹ thuật phanh ô tô với những đoạn đường trơn hoặc đổ đèo

Người lái nên phanh nhẹ và đạp liên tục phanh khi đi trên đoạn đường trơn, đường đổ đèo để bánh xe có thể bám trên mặt đường mà không bị bó cứng phanh. Bên cạnh đó, nếu xe ô tô có trang bị phanh ABS, tài xế nên sử dụng để đảm bảo an toàn hơn khi di chuyển.

Ngoài ra khi lái trên đường đèo, bạn tuyệt đối không được cắt côn vì xe có thể lao xuống theo quán tính với tốc độ cao rất nguy hiểm. Thay vào đó, người lái có thể ghìm tốc độ và kiểm soát tốc độ xe khi cần phanh bằng cách chuyển về số thấp.

Hướng dẫn kỹ thuật phanh xe ô tô khẩn cấp đúng chuẩn và an toàn

Chỉ khi gặp tình huống bất ngờ mới dùng phanh khẩn cấp vì nếu phanh gấp với lực mạnh sẽ rất dễ bị bó phanh và trượt dài. Đây là trường hợp nguy hiểm đã gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm thực tế. Do đó, việc áp dụng kỹ năng phanh gấp là rất quan trọng, cách phanh gấp đúng như sau:

  • Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, bạn hãy đạp chân phanh mạnh đến khi cảm nhận được xe trượt nhẹ nhưng vẫn đi theo sự kiểm soát của tay lái thì nhả chân phanh ra. Lưu ý vẫn giữ chặt vô lăng để không bị mất lái.
  • Sau khi xe hết trượt lại tiếp tục phanh, còn lúc gần đến điểm trượt nhả phanh. Người lái hãy tiếp tục lặp lại các bước này đến khi xe dừng hẳn.

Kỹ thuật này rất khó nên đòi hỏi người có kinh nghiệm lái vững chắc, vì vậy để đảm bảo an toàn và có thể xử lý tốt nhất khi lái xe hãy tập luyện thường xuyên. Trên thị trường hiện nay đã cho ra mắt nhiều loại xe đời mới được trang bị công nghệ phanh hiện đại như ABS chống bó phanh, phân phối lực EBD, trợ lực BA,… Những hệ thống này vừa đảm bảo an toàn vừa có thể rút ngắn quãng đường phanh.

Áp dụng kỹ thuật phanh khi xuống dốc
Áp dụng kỹ thuật phanh khi xuống dốc

Các lỗi phanh xe ô tô thường gặp

Phanh bị kêu

Phanh xe phát ra tiếng kêu lạ rất có thể là do má phanh bị bẩn, lỏng hoặc mòn; mâm phanh lỏng; phanh bị đọng nước;…

Phanh bị nặng

Khi đạp chân phanh thấy rất nặng và khó để nhấn hơn bình thường thì rất có thể phanh đã gặp vấn đề. Nguyên nhân khiến phanh nặng có thể là do: Bầu trợ lực phanh trục trặc; Đường ống dẫn dầu bị tắc; Xe bị bó phanh; Lò xo hồi vị bị kẹt (đối với phanh tang trống).

Kiểm tra phanh thường xuyên để đảm bảo an toàn lái xe
Kiểm tra phanh thường xuyên để đảm bảo an toàn lái xe

Bàn đạp phanh bị thấp

Bàn đạp phanh bỗng thấp hơn bình thường chắc chắn hệ thống đã gặp vấn đề. Nguyên nhân khiến bàn đạp phanh thấp có thể là do hết dầu phanh, đĩa phanh đảo, ống dẫn dầu bị gặp khí, má phanh mòn,…

Xe mất phanh

Xe mất phanh rất dễ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: Mất áp suất dầu, ống dẫn dầu bị lọt khí hoặc thủng, ly lanh hỏng,… Vì vậy cần kiểm tra các hệ thống thường xuyên để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Trên đây là những kỹ năng phanh xe ô tô chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết hỗ trợ, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn vẫn là chăm chỉ tập luyện lái xe thường xuyên. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào hãy liên hệ ngay tới hotline 0945.240.246 của trung tâm bằng lái xe  An Tín nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *