Đi xe KHÔNG CHÍNH CHỦ có bị phạt không cần mang giấy tờ gì

đi xe không chính chủ có bị phạt không

Xe không chính chủ có bị phạt không? Rất nhiều người nhầm lẫn về quy định chạy xe không chính chủ dẫn tới những phản ứng tiêu cực. Bài viết sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc về mức xử phạt của lỗi này.

1. Đi xe đứng tên người khác có bị phạt lỗi xe không chính chủ không?

đi xe người khác đứng tên có bị phạt không
Đi xe người khác đứng tên có bị phạt không

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì không có lỗi “đi xe không chính chủ” như thắc mắc. Chỉ có quy định xử phạt hành vi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định.

Cụ thể, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Thủ tục nhằm chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình trong vòng 30 ngày. Được tính từ khi xe được chuyển giao khi mua, được tặng, được cho, được điều chuyển, được thừa kế.

Có thể thấy, chỉ những trường hợp mua, được tặng, được cho, được thừa kế… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định thì mới bị xử phạt.

2. Đi xe của người khác (bạn bè, người thân…) có bị phạt không?

Đi xe người khác có bị phạt không
Đi xe người khác có bị phạt không

Như đã giải thích ở trên, chỉ có lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Tức chuyển giao mà không làm thủ tục sang tên xe trong vòng 30 ngày thì mới bị xử phạt.

Nếu phương tiện giao thông là của người thân, bạn bè thì đi xe không chính chủ không phạt. Bởi vì đây là hành vi cho mượn, chuyển quyền sử dụng nhưng không chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, khi chuyển quyền sử dụng thì những trách nhiệm dân sự vẫn thuộc về chủ xe cơ giới. Do đó, người dân có thể yên tâm về vấn đề đi xe không chính chủ có bị phạt không.

3. Lỗi xe không chính chủ: Khi nào bị phạt?

Khi nào bị phạt lỗi xe không chính chủ
Khi nào bị phạt lỗi xe không chính chủ

Theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xác minh lỗi không sang tên xe qua 2 cách. Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và Công tác đăng ký xe.

Do vậy, nếu người dân đang tham gia giao thông mà đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì? Nếu CSGT kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt. Kể cả trường hợp tên trên thẻ và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau. CMND/CCCD, Giấy đăng ký xe, Bằng lái xe, Bảo hiểm bắt buộc, Giấy đăng kiểm xe (ô tô).

>>> Ngoài vấn đề liên quan đến xe chính chủ, bạn nên quan tâm đến việc đổi bằng lái xe ô tô sắp hết hạn để tránh bị xử phạt.

TÔI MUỐN ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ


    4. Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

    Lỗi đi xe không chính chủ
    Lỗi sang tên không chính chủ

    Thông qua điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, công tác đăng ký xe mà phát hiện lỗi. Hành vi không sang tên xe theo quy định thì xử phạt theo lỗi xe không chính chủ như sau:

    – Nếu là chủ xe gắn máy, xe mô tô và các loại xe tương tự mô tô. Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với cá nhân. Từ 800.000 – 1.200.000 đồng đối với tổ chức 

    – Nếu là chủ máy kéo, xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô. Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đối với cá nhân. Từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với tổ chức 

    Cấp lại bằng lái xe ô tô

    5. Lưu ý quan trọng khi sử dụng xe không chính chủ

    Khi đi xe không chính chủ,  để tránh những sai phạm khi tham gia giao thông, người điều khiển xe cần chú ý những điều sau đây:

    5.1 Không có giấy chuyển quyền sở hữu, được sang tên đến hết 31.12.2021

    Ngày 16-6-2020, Bộ Công an ban hành thông tư 58 sang tên xe không chính chủ. Thông tư quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tại khoản 3 Điều 26 trong thông tư quy định: đến hết ngày 31-12-2021, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng không có hoặc thiếu giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 thông tư này.

    5.2 Cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe mang đi sang tên

    Nếu xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người, việc giải quyết sang tên xe diễn ra như sau. Người đang sử dụng xe cần đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục. Cần xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định, ghi rõ quá trình giao dịch hợp pháp. Và cam kết về nguồn gốc, xuất xứ của xe tránh lỗi xe không chính chủ. Đồng thời, nộp giấy tờ sau theo quy định tại khoản 3 Điều 6 thông tư này. Bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe; Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và người bán cuối cùng.

    5.3 Mức phạt khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe

    Căn cứ theo Điều 30, mức phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với cá nhân. Từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với tổ chức. Nếu là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô vi phạm.

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 4.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với tổ chức. Nếu là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ôtô.

    Mặt khác, hành vi đi xe không chính chủ chỉ bị xử phạt nếu bị phát hiện trong 2 trường hợp. Thông qua quá trình công tác điều tra, giải quyết vụ việc TNGT; Thông qua công tác đăng ký xe. Do vậy, người điều khiển phương tiện thông thường sẽ không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ.

    6. Hướng dẫn thủ tục sang tên xe không chính chủ

    Để tránh lỗi xe không chính chủ, cũng như đảm bảo quyền lợi, người dân nên thực hiện sang tên chính chủ theo đúng quy định.

    Thủ tục sang tên xe không chính chủ
    Thủ tục sang tên xe không chính chủ

    – Trường hợp làm thủ tục sang tên xe cùng tỉnh, thành phố: Nơi làm thủ tục là cơ quan được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe, chủ xe phải nộp các giấy tờ sau: Giấy khai đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, Chứng từ lệ phí trước bạ cho xe cũ.

    Sau khi nộp đủ các giấy tờ, trong vòng 2 ngày làm việc sẽ được giải quyết.

    – Trường hợp làm thủ tục sang tên xe khác tỉnh: Người được chuyển nhượng xe làm tương tự trường hợp sang tên trong cùng tỉnh. Tuy nhiên phải qua hai công đoạn, ở cả nơi đăng ký của xe và ở nơi chuyển đến.Thủ tục sang tên xe máy khác tỉnh bao gồm việc nộp giấy đăng ký xe, biển số xe, sau đó chuẩn bị hồ sơ đăng ký sang tên xe; rồi nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe, bước cuối là bấm chọn biển và nhận đăng ký xe.

    Trước tiên, người mua xe mang đủ giấy tờ lên cơ quan đăng ký, bao gồm: Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe; Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe; Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe. Nếu di chuyển nguyên chủ đi tỉnh khác, phải có quyết định điều động công tác. Hoặc dùng Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

    Sau khi hoàn thiện thủ tục ở cơ quan đăng ký, cơ quan này sẽ cho người mua rút hồ sơ gốc của xe, để nộp ở nơi mới. Bạn cần nộp những giấy tờ sau: Giấy khai đăng ký xe, Chứng từ lệ phí trước bạ, Giấy khai sang tên, di chuyển xe và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

    Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, chủ xe chờ để thông báo trả hồ sơ đăng ký mới. 

    >>> Ngoài việc sang tên xe, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ đổi bằng lái xe máy Việt Nam sang quốc tế do chúng tôi cung cấp với thời gian hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất.

    TÔI MUỐN ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ


      7. Trách nhiệm của người đang sử dụng phương tiện tham gia giao thông

      Người đang sử dụng xe cần có trách nhiệm thực hiện sang tên chính chủ theo đúng quy định. Như vậy, sẽ tránh bị xử phạt các lỗi chạy xe không chính chủ.

      Cần phải thực hiện chuyển quyền sở hữu, được sang tên đến hết 31/12/2021. Nếu không, cho dù bạn có giấy đăng ký xe, biển số xe thì xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu cũng sẽ không được giải quyết sang tên.

      Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề xe không chính chủ có bị phạt không. Hi vọng bạn đã trang bị được những thông tin hữu ích để có thể chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông.

      cấp lại giấy phép lái xe tại tphcm

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *