Thước lái ô tô là gì? Cấu tạo và dấu hiệu nhận biết vấn đề

Thước lái ô tô

Rất nhiều người lái xe nhưng định nghĩa về thước lái ô tô là gì thì không hề hay biết. Mặc dù có tên gọi lạ và không được chú ý đến nhiều nhưng thước lái lại là một trong những bộ phận rất quan trọng của xe và cần được chú ý để bảo dưỡng hay thay thế định kỳ. Dưới đây là thông tin chi tiết về thước lái của ô tô cũng như một số dấu hiệu nhận biết vấn đề mà nó đang gặp phải, cùng theo dõi nhé!

Thước lái ô tô là gì?

Thước lái ô tô là một hệ thống lái, tên tiếng Anh là steering system, có dạng thanh răng và trục vít. Hệ thống này được trang bị trên xe ô tô để điều khiển hai bánh trước của xe. Từ đó sẽ điều khiển hướng chuyển động của xe theo ý muốn của người lái.

Trên thực tế, thước lái có vai trò cực kỳ quan trọng, nó liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của những người đang di chuyển trong xe. Chính vì thế, khi lái xe, tài xế luôn cần phải lưu ý đặc biệt đến bộ phận này.

Khi thước lái bị hỏng hay trục trặc, cần chú ý bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế ngay. Việc này sẽ giúp đảm bảo sự an toàn nhất cho tất cả mọi người. Hầu hết hiện nay các dòng xe ô tô đời mới đều được nhà sản xuất trang bị hệ thống lái cùng bộ trợ lực tay lái điện hoặc thuỷ điện để người lái điều khiển xe dễ dàng, thoải mái và an toàn hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan không để ý đến những vấn đề của thước lái có thể gặp phải.

Thước lái ô tô là gì?
Thước lái ô tô là gì?

Tìm hiểu cấu tạo của thước lái ô tô

Thước lái của xe ô tô sẽ bao gồm hai thành phần chính, đó là thanh răng và trục vít. Ngoài hai thành phần này, nó còn có một số bộ phận khác như chụp chắn bụi, phần cao su chắn bụi, vỏ cơ cấu lái, ống bao thanh răng,… Trong đó, công dụng của các bộ phận như sau:

  • Khớp các đăng: Đây là bộ phận có công dụng chuyển hướng quay cho các thanh nối ở phần trục của vô lăng. Do trục vô lăng sẽ có liên kết với phần bánh răng trên thước lái nên khi vô lăng xoay thì kéo theo các bánh răng cũng sẽ quay.
  • Trục xoay vô lăng: Phần trục này được tạo thành từ các đoạn nhỏ và nối với nhau bởi những khớp các đăng. Đây là một bộ phận rất quan trọng, có tác dụng truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống vị trí bánh răng trong thước lái, giúp điều hướng chuyển động xe.
  • Thanh răng: Đây là bộ phận không thể thiếu của thước lái. Chúng được thiết kế nằm trong hệ thống ray trượt tịnh tiến.
  • Tay đòn: Phần này giúp cho việc truyền chuyển động tịnh tiến từ thanh ray đến các tay khớp bẻ lái được trơn tru và dễ dàng hơn.
  • Khớp bẻ lái: Bộ phận có tác dụng truyền động lực quay lên bánh xe từ vị trí tay đòn thước lái.
Cấu tạo của thước lái ô tô
Cấu tạo của thước lái ô tô

Những dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô đang có vấn đề

Khi thước lái của xe gặp phải vấn đề thì ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều khiển xe. Hãy chú ý tới một số dấu hiệu sau đây của xe để nhận biết “bệnh” của thước lái.

Tay lái bị nặng, khó điều khiển

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi thước lái có vấn đề là tay lái bị trở nên nặng nề hơn. Khi điều khiển xe, tài xế sẽ phải mất nhiều sức lực hơn, thậm chí sẽ không điều khiển được theo ý muốn của mình. Khi này, vấn đề xảy ra có thể do lượng dầu và bơm trợ lực lái. Khi dầu của thước lái bị thiếu sẽ khiến bơm trợ lực lái bị hỏng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cánh bơm mòn, gây hở thước lái. Nếu gặp phải, bạn cần đến ngay gara xe uy tín để kiểm tra và bảo dưỡng.

Tay lái bị nặng là dấu hiệu thước lái có vấn đề
Tay lái bị nặng là dấu hiệu thước lái có vấn đề

Tay lái trả chậm

Trong khi lái xe, nếu nhận thấy tay lái trả chậm thì vấn đề có thể là do bơm trợ lực đang hoạt động kém hiệu quả. Dấu hiệu rõ rệt nhất là khi đánh lái, áp suất và lưu lượng dầu bơm qua bơm trợ lực sẽ bị giảm đi. Việc này làm cho thước lái dịch chuyển chậm và từ đó sẽ trả lái chậm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do thước lái bị hở xéc – măng, làm dầu lọt qua khoang. Tay lái trả chậm có thể đi kèm với dấu hiệu nặng tay lái.

Vành tay lái bị rơ

Khi thước lái hoạt động trong một thời gian dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng vành tay lái bị rơ. Các khớp nối giữa khớp cầu, khớp trục trung gian và trục các đăng sẽ bị mòn đi, làm gia tăng thêm độ trễ khi lái xe. Khi vành tay lái bị rơ có nghĩa là hệ thống lái cũng đang bị rơ. Gặp phải vấn đề này, bạn nên đưa xe đến các gara để được xem xét bảo dưỡng và điều chỉnh lại.

Vành tay lái bị rơ có thể do hệ thống lái bị rơ
Vành tay lái bị rơ có thể do hệ thống lái bị rơ

Ô tô phát ra tiếng kêu lạ khi hoạt động

Khi đang điều khiển mà xe phát ra tiếng động lạ ở hệ thống lái, đặc biệt là khi đánh lái thì cũng là dấu hiệu rõ rệt của việc thước lái của xe đang gặp vấn đề. Nguyên nhân chính của tình trạng này là thước lái bị thiếu dầu trợ lực, bơm trợ lực hoạt động kém đi, làm mòn bạc lái hoặc do bị rơ.

Thước lái ô tô bị chảy dầu

Khi thước lái của xe bị chảy dầu có thể là từ vị trí của phớt thước. Nguyên nhân chính làm phớt của thước lái bị rách là do nước và bụi bẩn bám lại trong một khoảng thời gian dài. Khi này, bạn cần nhanh chóng khắc phục vấn đề để đảm bảo việc lái xe an toàn.

Thước lái ô tô bị chảy dầu
Thước lái ô tô bị chảy dầu

Cách khắc phục các vấn đề của thước lái ô tô

Thông qua một số dấu hiệu nhận biết vấn đề của thước lái trên, bạn sẽ xác định được lỗi của thước lái. Từ đây, việc cần làm để khắc phục chính là cần cân chỉnh lại thước lái của ô tô. Hiện nay, có hai cách chính để thực hiện cân chỉnh lại thước lái của xe đó là cân chỉnh bằng thước kéo và cân chỉnh bằng dây.

  • Cân chỉnh bằng thước kéo:

Để cân chỉnh bằng thước kéo, đầu tiên cần cho nổ máy của xe lên và đánh vô lăng về chính giữa, đi xe lên một đoạn và dừng lại. Một người sẽ có vai trò kéo mép thước và đặt mép thước vào gai bánh xe, yêu cầu không chạm gầm xe một đoạn từ 2 đến 3cm. Sau đó dùng thước đo phần trước và sau bánh, nếu chỉ chênh nhau trong khoảng 2,5mm thì sẽ đạt yêu cầu. Nếu như chênh lệch nằm ngoài khoảng cách này thì cần tiếp tục chỉnh lại bằng cách nới ốc hãm rotuyn lái ra. Bạn cần căn chỉnh đến khi mà điều khiển xe đi thẳng mà vô lăng nằm ngay giữa, đồng thời cần kiểm tra độ mòn của lốp xem có tương đồng nhau không.

Căn chỉnh thước lái bằng thước kéo
Căn chỉnh thước lái bằng thước kéo
  • Cân chỉnh thước lái của xe bằng dây:

Với cách cân chỉnh bằng dây, bạn cũng cần khởi động xe, điều khiển vô lăng về vị trí chính giữa và cho xe đi thẳng. Lúc này, bạn buộc dây vào sau xe, kéo dây từ bánh sau lên bánh trước sao cho dây nằm khoảng ⅔ từ mặt đất tính đến nửa của bánh xe. Sau đó, nhìn váo bánh trước, nếu phần trước của bánh xe chạm dây thì cần chỉnh lại rotuyn lái cho bánh qua phải hoặc qua trái nếu như phía sau chạm vào dây. Khi điều chỉnh rotuyn lái thì 1 vòng quay của rotuyn sẽ được tính bằng 1,5m độ lệch của bánh xe. Từ đó, bạn sẽ có ước lượng vòng quay rotuyn hợp lý.

Căn chỉnh thước lái bằng dây
Căn chỉnh thước lái bằng dây

Với cả hai cách bảo dưỡng thước lái như trên đều sẽ giúp cho bánh xe cân bằng, trục lái thẳng với thước lái. Từ đó, thước lái sẽ hoạt động ăn khớp với hệ thống trao và truyền động. Việc lái xe, vận hành của tài xế sẽ trở nên an toàn và ổn định hơn, đặc biệt là khi điều khiển xe với tốc độ cao. Bên cạnh đó, thước lái được cân chỉnh sẽ giúp vỏ xe ít bị mòn hơn do rút bớt được diện tích tiếp xúc với mặt đường.

Với bài viết trên về thước lái ô tô, trung tâm An Tín hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy chú ý đến thước lái và khắc phục kịp thời để tránh xảy ra hệ quả không mong muốn. Chúc bạn luôn lái xe an toàn trên mọi hành trình!

Author Profile

Phạm Chiến
Phạm Chiến
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bằng lái xe cho nhiều khách hàng từ quốc tế đến chính khách hàng đang sinh sống tại Việt Nam đang bị gặp các rắc rối về giấy phép lái xe tôi cùng nhân viên đều đã giải quyết thành công hàng nghìn bộ hồ sơ và trung tâm An Tín được đánh giá rất cao nhất là dịch vụ giấy phép lái xe quốc tế và các dịch vụ khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0945.240.246
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon