Phương tiện giao thông đường sắt gồm những loại nào? Lưu ý

Phương tiện giao thông đường sắt

Phương tiện giao thông đường sắt gồm những loại nào là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Bên cạnh đó, điều kiện lưu hành và xử phạt hành vi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường sắt hiện nay như thế nào? Để giúp các bạn giải đáp thắc mắc này, cùng Trung tâm An Tín tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Phương tiện giao thông đường sắt gồm những loại nào?

Theo quy định ở Việt Nam, bất kỳ phương tiện tham gia giao thông nào cũng cần có những bộ luật nhất định nhằm kiểm soát, cho phép người dân tham gia giao thông một cách an toàn và tốt nhất, đặc biệt với đường sắt. Tại mục 1.3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2011/BGTVT về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành, phương tiện giao thông đường sắt được nhắc đến như sau: 

“Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện). Trong đó, phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt”. 

Quy định đặc biệt về các phương tiện giao thông đường sắt
Quy định đặc biệt về các phương tiện giao thông đường sắt

Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt

Đối với điều kiện tham gia giao thông phương tiện giao thông đường sắt, Điều 30 Luật đường sắt năm 2017 đã quy định:

Phương tiện giao thông đường sắt cần đáp ứng các điều kiện như sau khi tham gia giao thông:

  1. Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  2. Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  3. Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Phương tiện giao thông đường sắt khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Phương tiện tham gia giao thông đường sắt khi đáp ứng các yêu cầu sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:

  1. Có nguồn gốc hợp pháp;
  2. Đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.

Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo tên chủ sở hữu mới.

Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký để xóa đăng ký trong các trường hợp sau đây:

  1. Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;
  2. Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ.
Đăng ký phương tiện đường sắt phải có nguồn gốc hợp pháp
Đăng ký phương tiện đường sắt phải có nguồn gốc hợp pháp

Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt

  • Phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp hoặc hoán cải, phục hồi phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng phải đảm bảo còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ và được tổ chức đăng kiểm Việt Nam định kỳ kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Chủ phương tiện chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của tổ chức đăng kiểm.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:

  1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
  2. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm;
  3. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên;
  4. Kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Phương tiện phải đảm bảo còn niên hạn sử dụng theo quy định
Phương tiện phải đảm bảo còn niên hạn sử dụng theo quy định

Thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt

Tại Điều 33 Luật đường sắt năm 2017 đã quy định thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đối với các phương tiện như sau:

  1. Có thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng và phục vụ công tác quản lý; ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc;
  2. Có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết để phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn, dụng cụ thoát hiểm; thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy; thuốc sơ cấp cứu và thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn sau đây:

Thông tư 20/2018/TT-BGTVT
Thông tư 20/2018/TT-BGTVT

Trên đây là tổng hợp những thông tin về phương tiện giao thông đường sắt chi tiết và chính xác nhất hiện nay. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ về điều kiện đăng ký, quy trình đăng ký, đăng kiểm. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác về luật giao thông đường bộ, đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của Trung tâm An Tín nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *