Giao thông đường bộ hiện nay đang là hình thức lưu thông chủ yếu của người dân nước ta. Trong đó sẽ có bao gồm rất nhiều phương tiện giao thông đường bộ khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi người mà sẽ có lựa chọn sử dụng một hay nhiều loại phương tiện phù hợp nhất. Dưới đây là chi tiết về những phương tiện hiện nay theo quy định của Việt Nam.
Phương tiện giao thông đường bộ là gì?
Phương tiện giao thông đường bộ được quy định là tất cả các phương tiện di chuyển, đi lại công khai trên các con đường. Phương tiện giao thông đường bộ gồm xe máy, xe ô tô, xe máy kéo, xe rơ moóc,… Trong đó, các loại xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy sẽ có bao gồm cả xe điện và các mẫu xe tương tự khác.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Theo quy định tại điều 17 Luật giao thông đường bộ vào năm 2008 thì các phương tiện giao thông đường bộ sẽ bao gồm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Cụ thể, các loại phương tiện trong hai nhóm phương tiện này như sau:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay nhóm xe cơ giới bao gồm:
- Các loại xe ô tô.
- Các loại xe máy kéo.
- Các loại rơ moóc, mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hay xe máy kéo.
- Các loại xe mô tô hai bánh.
- Các loại xe mô tô ba bánh.
- Các loại xe gắn máy kể cả xe điện và các loại xe tương tự.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ ha nhóm xe thô sơ bao gồm:
- Các loại xe đạp, kể cả xe đạp điện.
- Xe xích lô.
- Xe lăn dùng cho người khuyết tật.
- Xe do súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường bộ
Để đảm bảo việc điều khiển một số phương tiện giao thông đường bộ lưu thông trên đường là không bị vi phạm, người tham gia giao thông cần phải chú ý đến các điều kiện đã được quy định sau đây:
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ phải đăng ký và gắn biển số xe do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Đối với xe ô tô khi tham gia giao thông sẽ cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau để đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ môi trường sống:
- Xe phải có đầy đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
- Xe có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
- Phần vô lăng của xe được đặt ở bên trái xe. Nếu ô tô của người nước ngoài, đã đăng ký tại nước ngoài và có phần vô lăng ở phía bên phải của xe vẫn sẽ được phép lưu thông.
- Xe có đầy đủ các loại đèn chiếu sáng gần, xa, đèn soi biển số, đèn tín hiệu và đèn báo hãm.
- Bánh, lốp xe đảm bảo đúng kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại xe.
- Xe được trang bị đầy đủ gương chiếu hậu và các thiết bị khác để đảm bảo tầm nhìn cho người lái.
- Phần kính chắn gió và kính cửa xe phải là loại kính an toàn.
- Xe có còi, âm lượng còi xe đúng với quy định.
- Xe có đầy đủ các bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang thiết bị khác để đảm bảo khí thải và tiếng ồn thải ra ngoài môi trường.
- Các kết cấu xe phải có đủ độ bền và đảm bảo được tính năng vận hành luôn ổn định.
Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe gắn máy cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Xe có đầy đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
- Xe có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
- Xe đảm bảo đầy đủ đèn chiếu sáng gần xa, đèn soi biển số, đèn tín hiệu và đèn báo hãm.
- Phần lốp, bánh xe đúng kích cỡ và tiêu chuẩn theo từng loại xe.
- Xe có đầy đủ gương chiếu hậu và các trang bị khác để đảm bảo được tầm nhìn trước, sau cho người điều khiển.
- Còi xe phải có âm lượng đúng với quy định.
- Xe có đầy đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói thải để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn theo quy định.
- Phần kết cấu xe phải đảm bảo đủ độ bền và có thể vận hành được ổn định.
Đối với phương tiện giao thông thô sơ đường bộ
Đối với các phương tiện thô sơ, khi tham gia giao thông cần phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định như sau:
- Các phương tiện xe thô sơ khi tham gia giao thông cần phải đảm bảo các điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện và phạm vi được phép hoạt động của các loại xe thô sơ ở địa phương.
Quy tắc giao thông đường bộ chung
Người điều khiển những phương tiện giao thông đường bộ lưu thông trên đường sẽ cần phải tuân thủ theo điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
- Người tham gia giao thông sẽ phải điều khiển phương tiện đi bên phải theo chiều di chuyển của mình, đi đúng làn đường, phần đường theo quy định và tuân thủ theo hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Các loại xe ô tô cần phải trang bị dây thắt an toàn, người lái và những người ngồi trên xe đều phải thắt dây khi xe di chuyển.
Khung hình phạt vi phạm giao thông đối với phương tiện giao thông đường bộ
Khung hình phạt chung của các phương tiện ô tô, xe máy sẽ được tổng hợp qua bảng sau:
Đối với ô tô | |
Hành vi | Mức phạt |
Điều khiển phương tiện liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn | Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ, dừng, đỗ, quay đầu, lùi, tránh, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe… gây tai nạn | Từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng |
Gây ra tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn, không đến trình báo, không tham gia cấp cứu người bị nạn | Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng |
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ; dùng chân điều khiển vô lăng gây ra tai nạn | Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng |
Đối với xe máy | |
Điều khiển xe máy liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn | Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ, dừng, đỗ, quay đầu, lùi, tránh, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe… gây tai nạn | Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
Gây ra tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn, không đến trình báo, không tham gia cấp cứu người bị nạn | Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng |
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn; Đi quá số người quy định | Từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng |
Địa chỉ đăng ký thi bằng lái nhanh chóng và uy tín
Theo quy định, để điều khiển xe máy từ 50cc trở lên hoặc các dạng xe tương đương yêu cầu bắt buộc người lái phải có bằng lái xe. Thông thường mọi người sẽ lựa chọn các trung tâm đăng ký thi bằng lái để chuẩn bị thủ tục thi nhanh chóng cũng như được hỗ trợ thông tin tận tình nhất. Hiện nay, tại khu vực miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh thì trung tâm An Tín đang là đơn vị uy tín hàng đầu.
An Tín đang cung cấp dịch vụ thi bằng lái cho tất cả các phương tiện giao thông đường bộ như xe máy, ô tô, xe đầu kéo,… Mức phí thi bằng luôn được ưu đãi hấp dẫn, đồng thời dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, luôn hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc mọi thời điểm. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với trung tâm An Tín thông qua số hotline 0945.240.246 ngay nhé!