Bằng lái xe hạng C là gì? Chạy được xe gì? Học bao lâu?

Bằng lái xe hạng C

Trước khi có dự định thi bằng lái xe hạng C, tài xế sẽ cần tìm hiểu thông tin về hạng bằng này. Thông tin cần thiết bao gồm bằng lái cho phép điều khiển phương tiện nào, điều kiện để học và thi bằng là gì, thời gian sử dụng được bao lâu?… Dưới đây là bài viết chi tiết lý giải cho những câu hỏi trên.

Bằng lái xe hạng C (GPLX hạng C) là gì?

Bằng lái xe hạng C do Tổng Cục Đường Bộ hoặc Sở GTVT các Tỉnh cấp
Bằng lái xe hạng C do Tổng Cục Đường Bộ hoặc Sở GTVT các Tỉnh cấp

Bằng lái xe hạng C (GPLX hạng C) cho phép người lái xe điều khiển các phương tiện có tải trọng lớn: Ô tô tải, máy kéo có trọng tải hơn 3500 kg… Tóm lại, Bằng lái xe hạng C hay GPLX hạng C là chứng chỉ do Tổng Cục Đường Bộ hoặc Sở GTVT các Tỉnh cấp phép cho tài xế hành nghề lái xe trên dòng xe hạng nặng. Người sở hữu có thể lái xe với mục đích kinh doanh vận tải vậy nên nếu bạn mong muốn có mức thu nhập cao hơn trong nghề tài xế thì nên chọn bằng lái này.

Bằng C chạy được xe gì?

Bằng lái xe hạng C là loại bằng lái cấp cho cá nhân, có thể sử dụng để hành nghề vận tải lái xe. Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người sở hữu bằng lái xe hạng C có quyền điều khiển các phương tiện quy định trong cả hạng bằng B1 và B2. Cụ thể như sau:

  • Các phương tiện xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên.
  • Máy kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên.
  • Các phương tiện được quy định trong hạng bằng lái B1, B2.

Cấp lại bằng lái xe ô tô

Bằng lái xe hạng C lái được xe tải trên 3,5 tấn và xe tối đa 9 chỗ ngồi
Bằng lái xe hạng C lái được xe tải trên 3,5 tấn và xe tối đa 9 chỗ ngồi

Bằng lái hạng C không được chạy xe gì?

Dựa trên Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì bằng lái hạng C sẽ cho phép tài xế được điều khiển những phương tiện theo quy định đã đề cập rõ phía trên. Một số loại xe phổ biến thường được sử dụng khi có bằng lái hạng C như ô tô 9 chỗ ngồi, xe minivan, SUV, loton, xe bán tải cỡ lớn,…

Từ đây cũng có thể khẳng định được với bằng lái hạng C, tài xế sẽ không được phép điều khiển xe chở người trên 9 chỗ và minivan trên 9 chỗ. Điển hình là nhiều người nhầm lẫn bằng hạng C có thể lái xe 16 chỗ. Ngoài ra, bằng hạng C cũng không được phép điều khiển phương tiện xe tải hạng nặng, container,…

Trường hợp muốn điều khiển xe ô tô từ 10 chỗ trở lên hoặc muốn lái xe hạng nặng để vận chuyển hàng hoá, tài xế bắt buộc phải nâng hạng bằng lên D hoặc E tuỳ vào mục đích sử dụng của mình.

Bằng hạng C không được điều khiển container hạng nặng
Bằng hạng C không được điều khiển container hạng nặng

Điều kiện để học và thi giấy phép hạng C là gì?

Để được thi giấy phép lái xe hạng C, người dự thi cần tuân thủ theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam và đáp ứng được những điều kiện sau đây:

Tình trạng về sức khỏe

Người học và thi bằng lái phải cung cấp giấy khám sức khoẻ được cấp trong vòng 3 tháng tính đến ngày dự thi, được cấp bởi trung tâm y tế hay bệnh viện cấp huyện trở lên, có dấu giáp lai và ảnh thẻ xác nhận của bác sĩ.

Ngoài ra, người dự thi cần đảm bảo có sức khoẻ bình thường, ổn định, không mắc các bệnh hiểm nghèo. Nếu mắc phải một trong những chứng bệnh sau đây, cá nhân sẽ không được phép tham gia học và thi bằng lái hạng C:

  • Người có tiền sử bị mắc bệnh động kinh.
  • Người mắc bệnh gây nguy hiểm cho xã hội.
  • Người bệnh cần phải cách ly.
  • Người mắc bệnh dễ lây nhiễm.
  • Người có cơ thể bị dị tật như thừa hoặc thiếu các bộ phận của tứ chi, thừa hoặc thiếu ngón tay, teo cơ,…

Bao nhiêu tuổi được dự thi bằng lái xe hạng C?

Dựa trên quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì độ tuổi để được phép thi bằng lái xe hạng C là phải đủ từ 21 tuổi trở lên tính đến ngày dự thi sát hạch lái xe. Quá trình tính tuổi sẽ được căn cứ dựa vào ngày tháng năm sinh ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người đăng ký học và dự thi bằng lái xe hạng C.

Trình độ học vấn của thí sinh

Về trình độ học vấn, theo quy định mới hiện tại thì để thi bằng lái xe hạng C, cá nhân phải đạt yêu cầu tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Ngoài ra, việc thi nâng hạng bằng lái từ B lên C cũng khá phổ biến. Điều kiện để được thi nâng bằng là tài xế cần có sức khỏe đảm bảo và có thời gian hành nghề lái xe tối thiểu 3 năm, số km lái xe an toàn là từ 50.000km trở lên.

Học bằng lái xe hạng C trong bao lâu?

Thông thường, các học viên sẽ cần khoảng 5 tháng để có thể hoàn thành được chương trình đào tạo bằng lái xe hạng C và thi lấy bằng. Thời gian chi tiết để học bằng hạng C trong quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sẽ là 920 giờ học, trong đó gồm 168 giờ học lý thuyết và 752 giờ học thực hành. Bảng chi tiết về thời gian học như sau:

STT NỘI DUNG HỌC Thời gian
1 Pháp luật giao thông đường bộ 90 giờ
2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường 18 giờ
3 Nghiệp vụ vận tải 16 giờ
4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. 20 giờ
5 Kỹ thuật lái xe 20 giờ
6 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông 4 giờ
7 Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô 752 giờ
Trong đó Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái 728 giờ
Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) 24 giờ
8 Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô 94 giờ
a) Số giờ thực hành lái xe/01 học viên 91 giờ
Trong đó Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên 43 giờ
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên 48 giờ
b) Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên 3 giờ
9 Số giờ học/01 học viên/khoá đào tạo 262 giờ
10 Tổng số giờ một khoá đào tạo 920 giờ
Học thực hành bằng lái xe hạng C
Học thực hành bằng lái xe hạng C

Bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Thời gian sử dụng bằng lái xe hạng C được quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, theo đó người sở hữu bằng lái hạng C sẽ được sử dụng bằng trong thời gian 5 năm tính từ ngày cấp. Thời gian này sẽ được thể hiện chi tiết trên mặt trước của bằng lái, vị trí phía dưới ảnh.

Thời hạn sử dụng bằng lái hạng C là 5 năm
Thời hạn sử dụng bằng lái hạng C là 5 năm

Trong trường hợp bằng lái hạng C bị hết hạn, người sở hữu bằng lái sẽ có thể không cần phải thi lại bằng lái. Để gia hạn bằng, tài xế sẽ cần căn cứ vào quy định như dưới đây:

  • Nếu bằng lái hạng C bị hết hạn dưới 3 tháng thì sẽ chỉ cần nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái, không cần phải thực hiện thi sát hạch cả lý thuyết và thực hành.
  • Nếu bằng lái xe hạng C hết hạn trên 3 tháng và dưới 1 năm, tài xế sẽ cần nộp hồ sơ để thi lại phần thi lý thuyết. Nếu thi đạt phần này sẽ được cấp lại bằng lái với thời hạn 5 năm tiếp theo và không cần thi thực hành.
  • Nếu bằng lái xe hạng C đã bị quá hạn từ 1 năm trở lên thì khi này tài xế sẽ cần thực hiện thi lại cả phần lý thuyết và thực hành. Quá trình nộp hồ sơ, thi cấp lại bằng sẽ được trung tâm đăng ký dự thi hỗ trợ nhanh chóng nhất. Sau khi thi đạt, tài xế sẽ nhận được bằng mới.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe hạng C bao gồm những gì?

Thủ tục và chi phí đổi bằng lái xe hạng C
Thủ tục và chi phí đổi bằng lái xe hạng C

Đối với thủ tục đổi giấy phép lái xe hạng C tài xế cần phải chuẩn bị các giấy tờ dưới đây:

  • Bản Photo CMND hoặc thẻ Căn cước công dân còn thời hạn không cần công chứng.
  • Bản Photo GPLX hết hạn.
  • Đơn đề nghị đổi GPLX theo quy định của bộ GTVT.
  • Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định và còn trong thời hạn 6 tháng.

Lưu ý: Khi đến cơ quan làm thủ tục, tài xế vui lòng mang theo bản gốc để đối chứng với bản Photo các loại giấy tờ trên.

Dịch vụ đăng ký học, thi và đổi bằng lái xe hạng C nhanh chóng, tiện lợi

Trung tâm chuyên đổi bằng lái xe hạng C nhanh chóng, tiện lợi
Trung tâm chuyên đổi bằng lái xe hạng C nhanh chóng, tiện lợi

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn đổi bằng lái xe hạng C hết hạn hay đang cần được tư vấn dịch vụ đổi bằng lái xe hạng C tại TPHCM? Hay bạn đang không biết cách đổi bằng lái xe ô tô như thế nào? với những thắc mắc khác như quy định, lệ phí, thời gian như thế nào thì bạn đừng lo lắng.

Khi đến với Trung tâm bằng lái xe An Tín bạn sẽ được hưởng những quyền lợi và ưu đãi sau đây:

  • Các thủ tục được giải quyết nhanh: Không phải mệt mỏi chờ đợi, bạn sẽ nhận được số thứ tự làm thủ tục hồ sơ bằng lái xe, chúng tôi luôn nỗ lực để khách hàng cảm thấy thoải mái và không cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi làm thủ tục hành chính.
  • Cam kết có bằng lái sau thi: Cam kết thí sinh đăng ký thi bằng lái xe ô tô đều sẽ có ngay bằng lái sau khi thi. Chúng tôi cam kết sẽ giao bằng lái xe đúng thời gian đã hẹn với thí sinh, sau khi giao bằng lái xe chúng tôi sẽ nhận phí từ bạn nên bạn nên sẽ hoàn toàn tin tưởng và đảm bảo tuyệt đối rằng mình sẽ được cấp bằng lái xe sau khi thi xong.
  • Dịch vụ đổi bằng đa dạng: Cam kết thí sinh đăng ký thi bằng lái xe ô tô đều sẽ có ngay bằng lái sau khi thi. Chúng tôi cam kết sẽ giao bằng lái xe đúng thời gian đã hẹn với thí sinh, sau khi giao bằng lái xe chúng tôi sẽ nhận phí từ bạn nên bạn nên sẽ hoàn toàn tin tưởng và đảm bảo tuyệt đối rằng mình sẽ được cấp bằng lái xe sau khi thi xong.

Chúng tôi tự hào là một trong những trung tâm uy tín đổi cấp bằng lái xe cũ mới hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ nhân viên chất lượng, năng động và chăm sóc khách hàng nhiệt tình nhất, chúng tôi xin đảm bảo không làm bạn phải thất vọng. Chúng tôi xin đổi lấy niềm tin của bạn và trao cho bạn sự uy tín, chất lượng của trung tâm.

Các câu hỏi thường gặp về bằng lái hạng C

Học bằng lái xe hạng C bao nhiêu tiền?

Hiện nay mức lệ phí học bằng lái xe C trọn gói năm 2021 bao gồm cả hồ sơ, học luật, thực hành và thi sát hạch là khoảng tầm 10.500.000 đồng. Nếu bạn đã biết lái lái xe mà chỉ cần đăng ký thi thôi thì mức đăng ký hồ sơ thi sát hạch sẽ là 8.000.000 – 8.500.000 đồng.Do đó, học phí của loại bằng này thường cao hơn so với bằng B1 và B2.Khi tham gia học thực hành, chi phí thuê xe tương đối lớn, không dễ tìm như xe ô tô nhỏ.

Đặc biệt, mức học phí này có thể thay đổi tuỳ vào nhiều yếu tố khác nhau. Với khóa học bằng C thường có các gói học cơ bản, gói nâng cao,… Hãy tham khảo Trung tâm bằng lái xe An Tín bạn sẽ có mức giá ưu đãi và chất lượng nhất.

Phí đổi bằng lái xe hạng C hết hạn?

Phí đổi bằng lái xe hạng C hết hạn
Phí đổi bằng lái xe hạng C hết hạn

Chi phí đổi bằng lái xe hạng C hết hạn theo Thông tư 188/2016/TT-BTC bao gồm các khoản phí dưới đây:

  • Lệ phí in GPLX mới là 135.000 đồng.
  • Lệ phí nộp hồ sơ: 665.000 đồng.
  • Lệ phí khám sức khỏe: phí tuỳ theo bệnh viện hoặc phòng khám.

Ngoài ra, nếu quá hạn đổi bằng lái trên 3 tháng sẽ phải đóng thêm các khoản phí sau:

  • Lệ phí thi lại lý thuyết (Quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm): 1.500.000 đồng.
  • Lệ phí thi lại lý thuyết và thực hành (Quá hạn trên 1 năm): 2.500.000 đồng.

Bằng lái xe hạng C có thể nâng lên những bằng nào?

Bằng lái xe hạng C có thể nâng lên nhiều hạng bằng khác nhau
Bằng lái xe hạng C có thể nâng lên nhiều hạng bằng khác nhau

Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng C có thể nâng lên các hạng sau:

  • Hạng C lên D, C lên FC: Nếu có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
  • Hạng C lên E: Nếu có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Lưu ý: Khi người tài xế nâng từ hạng C lên các hạng khác, người tài xế sẽ phải tham gia học nâng hạng trong thời gian như sau:

  • Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 144)
  • Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành: 280)
  • Hạng C lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 224)

Trên đây là bài viết thông tin về bằng lái xe hạng C. Có thể tóm gọn bằng lái hạng này dùng để điều khiển xe chở người dưới 9 chỗ và xe tải, xe kéo trọng tải trên 3,5 tấn, phù hợp với nhu cầu hành nghề của nhiều người. Để được hỗ trợ thi bằng lái xe hạng C nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm nhất, hãy liên hệ ngay với trung tâm An Tín qua số hotline 0945.240.246.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *