Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu khi tham gia giao thông? Khi đi xe máy có được đeo tai nghe bluetooth không? Lái xe ô tô có được đeo tai nghe không? Tất cả đều là những thắc mắc hợp lý xoay quanh việc sử dụng tai nghe. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của trung tâm giấy phép lái xe AN TÍN.
1. Tham gia giao thông khi đeo tai nghe có bị xử phạt không?
Công nghệ đang ngày càng phát triển và những chiếc tai nghe không dây ngày một trở nên phổ biến. Không chỉ ở giới trẻ mà còn ở nhiều tầng lớp khác bởi sự tiện lợi và giá cả phù hợp. Đã có rất nhiều tranh cãi về lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu khi tham gia giao thông.
Có thể nói, những lợi ích mà tai nghe mang lại rất thiết thực. Ta có thể sử dụng tai nghe để xem hướng dẫn chỉ đường, nghe điện thoại,… Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, quy định đã được nêu rõ tại điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008. Cụ thể, người tham gia giao thông bằng moto hai hoặc ba bánh, xe gắn máy không được đeo tai nghe. Tóm lại, đeo tai nghe bluetooth khi lái xe, các thiết bị âm thanh khác sẽ bị xử phạt.
Mặt khác, không có quy định xử phạt hành chính lỗi đeo tai nghe khi lái ô tô. Vì vậy nếu đeo tai nghe và điều khiển ô tô thì không vi phạm lỗi.
>>> Bạn đang không biết phải giải quyết Đổi bằng lái xe ô tô như thế nào hãy liên hệ ngay với Gplx An Tín chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này một cách nhanh nhất
2. Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu bị phạt bao nhiêu tiền?
Vậy hình thức xử phạt nếu mắc lỗi phạt đeo tai nghe khi đi xe máy là gì? Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông như sau:
Lỗi vi phạm |
Hình thức xử phạt |
Sử dụng thiết bị âm thanh (trừ máy trợ thính) khi điều khiển moto hai/ba bánh, xe gắn máy. | Phạt tiền từ 800.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ |
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian 1 đến 3 tháng |
Khi nghị định được đưa ra, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về mức phạt này. Tuy nhiên, quy định được đưa ra để đảm bảo an toàn nhất cho người tham gia giao thông. Đồng thời nhằm mục đích răn đe mọi người nghiêm chỉnh chấp hành, hạn chế tai nạn không đáng có.
>>> Xem thêm: Lỗi không xi nhan: mức phạt và những điều bạn cần biết
3. Phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe có bị tước giấy phép lái xe không?
Ngoài hình thức phạt tiền, còn có hình thức bổ sung khác theo điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Người điều khiển phương tiện giao thông (moto hai/ba bánh, xe gắn máy) bị tước giấy phép lái xe. Cụ thể của hình thức phạt bổ sung này là tước quyền giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.
4. Đeo tai nghe gây nguy hiểm cho chúng ta khi tham gia giao thông như thế nào?
Việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông đôi khi xuất phát từ suy nghĩ chủ quan. Đó có thể là sở thích nghe nhạc cho đỡ buồn chán, tranh thủ học, nghe điện thoại,… Tuy nhiên tất cả điều đó đều tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Hơn nữa, ở người trẻ, nhiều người biết luật nhưng vẫn xem nhẹ lỗi vi phạm này. Đồng thời không hề quan tâm đến phạm lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu. Họ vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của thói quen tai hại.
Trước hết, sử dụng tai nghe khiến bạn mất tập trung khi điều khiển phương tiện. Bạn sẽ khó nhận ra tiếng còi xe của phương tiện khác hay tín hiệu điều khiển của CSGT,… Đã có những trường hợp đeo tai nghe, băng qua đường sắt mà không nghe thấy còi cảnh báo. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là tử vong tại chỗ.
Ngoài ra, có vô số vụ va quẹt, ngã xe khác do mất tập trung khi dùng tai nghe. Người điều khiển xe máy sẽ rất dễ bị lạc tay lái, giảm khả năng xử lý tình huống.
Mặt khác, sử dụng tai nghe quá nhiều, liên tục sẽ gây hại đến đôi tai. Hầu hết các thiết bị âm thanh đều có công suất cực đại gần 120db. Điều đó sẽ tác động trực tiếp đến tế bào thần kinh.
Tóm lại, hành vi đeo tai nghe tham gia giao thông vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ, vừa nguy hiểm đến tính mạng. Cần phải triệt để khắc phục, dẹp trừ để tranh gây hậu quả thương tiếc về sau.
>> Nộp giấy tờ đăng ký thi bằng lái xe máy hiện nay đang được Gplx An Tín hỗ trợ với chất lượng dịch vụ nhanh chóng tiện lợi cho khách hàng nếu bạn cần giúp đỡ vấn đề này có thể liên hệ ngay với chúng tôi
5. Ai có thẩm quyền phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe
Ngoài ra, thẩm quyền xử phạt hành chính đối với lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy thuộc về:
- Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi địa phương
- CSGT trong phạm vi nhiệm vụ được giao
- CS cơ động, trật tự, quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi nhiệm vụ được giao
>>> Ngoài ra gplx An Tín hiện tại cũng đang hỗ trợ Đăng ký thi bằng lái xe hạng A2 với quy trình xử lý nhanh chóng và chuyên nghiệp tối ưu thời gian nhất có thể hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về về lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu. Chắc chắn rằng, đeo tai nghe khi lái xe, đặc biệt là xe máy hoàn toàn không nên. Tập trung cao độ khi tham gia giao thông sẽ đem lại an toàn cho bạn cũng như người khác. “An toàn giao thông chính là đem lại hạnh phúc cho mọi nhà”. Hãy nghiêm chỉnh chấp hành để luôn được hạnh phúc nhé.
>> Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bài viết người nước ngoài thi bằng lái xe tại việt nam tại đây