Lỗi vượt đèn vàng là gì? Vượt đèn vàng bao nhiêu 2022? Vượt đèn vàng có bị giữ phương tiện không? Kể cả những người có bằng lái xe ô tô, xe máy hay các phương tiện khác, họ cũng không tránh khỏi đôi lúc lơ là mà vi phạm phải lỗi này. Mặc gì mức phạt cũng như hậu quả gây ra không phải quá nghiêm trọng tuy nhiên người tham gia giao thông vẫn nên chấp hành và tuân thủ theo quy định. Mọi thông tin về lỗi vượt đèn tín hiệu này được Trung tâm giấy phép lái xe An Tín cung cấp bên dưới .
1. Như thế nào là lỗi vượt đèn vàng?
Trong khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 đã chỉ ra ràng tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, ngoại trừ việc đã đi quá vạch dừng thì được tiếp tục chuyển động.
Giả sử người lái xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị phạt tiền; trừ tình huống xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.
Đối với trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
Lỗi vượt đèn vàng khi tham gia giao thông không còn xa lạ đối với người dân lái xe, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ lỗi vi phạm của mình. Theo khoản 3 điều 10 luật giao thông đường bộ ban hành năm 2008 nói rằng tín hiệu đèn màu vàng thông báo mọi phương tiện phải dừng lại trước vạch kẻ dừng, trừ khi xe đã đi quá vạch thì được đi tiếp.
>>> Tuy nhiên nếu người tham gia giao thông cố tình đè vạch để được đi tiếp khi đèn vàng đã bật sáng thì sẽ được coi là lỗi vượt đèn đỏ nghị định 100.
2. Lỗi phạt do vượt đèn vàng thì phạt bao nhiêu tiền
Ngoài hệ lụy nghiêm trọng của việc vượt đèn vàng thì chúng ta còn quan tâm đến lỗi vượt đèn vàng có bị phạt không? Nếu có thì lỗi vượt đèn vàng bị xử phạt bao nhiêu? Mức độ tiền phạt sẽ tương ứng với từng phương tiện giao thông và mức độ thiệt hại gây ra.
2.1. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện
Dựa vào nghị định 100/2020/NĐ-CP, người tham gia giao thông lái xe đạp, xe đạp điện phạm lỗi vượt đèn tín hiệu thì mức phạt tiền khoảng 100.000 – 200.000đ
2.2. Đối với người điều khiển xe ôtô
Đối với lỗi vượt đèn vàng xe ô tô và các xe tương tự xe ô tô thì mức phạt khoảng 3.000.000 – 5.000.000đ kèm theo tạm thu giấy phép lái xe khoảng 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng trong trường hợp gây tai nạn.
2.3. Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
Người tham gia giao thông phạm lỗi vượt đèn vàng xe máy chuyên dùng, máy kéo thì mức phạt tiền khoảng 1.000.000 – 2.000.000đ kèm theo việc tạm thu giấy phép lái xe (đối với lái xe máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông (đối với xe máy chuyên dùng) khoảng 1-3 tháng hoặc 2-4 tháng trong trường hợp gây ra tai nạn.
>>> Khi vi phạm giao thông bạn sẽ bị tạm giữ GPLX nên bạn cần phải luôn có bằng lái xe nếu như bạn bị phát hiện chưa có bằng lái xe thì mức phạt sẽ nặng hơn và có nguy cơ bị giam xe. Bạn nên nhanh chóng thi lấy bằng lái xe nếu bạn chạy xe dưới 175cc thì thi bằng A1 nếu trên 175cc đăng ký thi bằng lái xe moto A2. Đừng chủ quan vì bạn đã biết lái xe nhưng nếu như không có bằng bạn cũng sẽ bị phạt !
2.4. Đối với người điều khiển xe máy, xe mô tô, xe máy điện
Người tham gia giao thông phạm lỗi vượt đèn vàng xe máy, xe mô tô, xe máy điện có mức phạt tiền khoảng 600.000 – 1.000.000đ và tạm thu giấy phép lái xe khoảng 1 – 3 tháng.
Nguy hiểm hơn là người điều khiển xe máy tham gia giao thông đường bộ vi phạm lỗi này gây ra tai nạn giao thông, ảnh hướng đến người khác lái xe sẽ bị phạt tiền khoảng 600 – 1.000.000 và tạm thu giấy phép lái xe 2 đến 4 tháng.
2.5. Người đi bộ
Không chỉ người điều khiển xe đạp, xe máy, xe ô tô mà người đi bộ cũng bị phạt tiền nếu vi phạm lỗi vượt đèn vàng. Mức tiền phạt đối với trường hợp này khoảng 60.000 – 100.000đ.
3. Vượt đèn vàng có bị giữ xe lại không?
Trong quá trình thi hành nhiệm vụ xử phạt, để người vi phạm nghiêm túc thực hiện, công an có quyền tạm thu giữ xe hoặc giấy tờ cần thiết đối với người lái xe nếu họ phạm một trong những lỗi sau:
Ở khoản 6, khoản 8 điều 125 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, lỗi vượt đèn vàng ô tô hay xe máy đều có thể bị giữ xe nếu trong quá trình thực hiện nghĩa vụ xử phạt, người lái xe không thể cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết liên quan. cho nên bạn bắt buộc phải luôn mang đầy đủ giấy tờ đặc biệt là giấy phép lái xe. Nếu như bạn chưa có GPLX thì bạn nên nhanh chóng đăng ký thi bằng lái xe hạng A1 – A2 hoặc bằng lái xe ô tô nhanh chóng !
Thời gian thu giữ xe vi phạm là 1 tuần kể từ ngày mà thu giữ. Nếu tình hình phức tạp trong việc xác minh giấy tờ thì thời gian tối đa thu giữ là 30 ngày.
Thời gian mà công an, cảnh sát thu giữ tuyệt đối không được quá thời gian trong điều luật quy định.
Ngoài ra, ngay sau khi người vi phạm cung cấp đầy đủ giấy tờ cho bên thẩm định thì bên thẩm định phải thực hiện trao trả lại phương tiện.
>>> Nếu như bằng lái xe của bạn hết hạn nên không hợp lệ giấy tờ bạn có thể liên hệ với An Tín hỗ trợ đổi bằng lái ô tô hoặc 2 bánh chỉ sau 5 ngày làm việc !
4. Nên làm gì để tránh bị phạt vượt đèn vàng
Để tránh bị phạt nguội vượt đèn đỏ, người tham gia giao thông chỉ cần chú ý một chút tới các cột đèn giao thông, bạn có thể linh hoạt và tính toán được thời gian đếm ngược của đèn và gia giảm tốc độ để dừng chạy xe sao cho hợp lý. Tuyệt đối luôn tập trung và quan sát cẩn thận khi lái xe.
Hi vọng sau bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về lỗi vi phạm đèn vàng và chú ý hơn những điều này để tránh vi phạm khi tham gia giao thông.