Khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, mỗi người chúng ta cần phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số cá nhân chưa thực sự nắm được hết những quy định này và không nhận thức được mình đang có hành vi vi phạm. Chính vì thế, hãy cùng giấy phép lái xe An Tín tìm hiểu các thông tin liên quan đến hành vi vi phạm an toàn giao thông qua bài viết sau đây.
1. Khi nào được gọi là vi phạm trong an toàn giao thông
Khái niệm vi phạm an toàn giao thông: vi phạm an toàn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật do người có năng lực trách nhiệm thực hiện, làm trái với những quy định do Luật Giao thông ban hành.
2. Các quy định xử phạt khi vi phạm an toàn giao thông hiện nay
Trên thực tế, các hành vi vi phạm giao thông rất đa dạng, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng mà người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Các quy định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ dựa trên cơ sở của Luật Giao thông, có ba mức xử phạt chính bao gồm: mức phạt hình sự, mức phạt hành chính và mức phạt dân sự.
Những trường hợp vi phạm khác nhau sẽ có quy định xử phạt cụ thể tương ứng, người vi phạm phải tuyệt đối tuân thủ. Nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ hoặc thiếu trung thực, trốn tránh trách nhiệm sẽ bị tăng mức xử phạt.
3. Các lỗi vi phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay
Theo quy định của pháp luật, có rất nhiều biểu hiện của vi phạm an toàn giao thông, trong đó có một số lỗi phổ biến như:
- Đi không đúng phần đường hay làn được đúng theo quy định
- Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe máy, xe ô tô hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai theo đúng quy định
- Vượt đèn đỏ
- Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ được cho phép
- Uống rượu bia, có nồng độ cồn trong hơi thở vượt mức quy định
- Xe không có đủ giấy tờ cần thiết như giấy đăng ký xe, biển số, bảo hiểm xe,..
>>> Bạn đang cần tìm một địa chỉ đổi giấy phép lái xe ô tô uy tín có thể liên hệ ngay với giấy phép lái xe An Tín để được hỗ trợ tốt nhất
4. Chế tài xử lý các những hành vi phạm an toàn giao thông đường bộ hiện giờ
Sau khi tiến hành kiểm tra vi phạm an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý hành vi vi phạm theo mức phạt cụ thể.
4.1. Xử phạt hành chính
Người vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định với mức phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng nếu thực hiện các hành vi:
- Điều khiển phương tiện chạy vượt quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h;
- Chuyển hướng xe nhưng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển phương tiện đi theo hướng cong của đoạn đường ở vị trí đường không giao nhau) hoặc không giảm tốc độ;
- Bấm còi và rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn pha ở trong khu vực đô thị, những nơi đông dân cư (trừ trường hợp xe ưu tiên thực hiện nhiệm vụ theo quy định);
- Dừng đỗ xe sai quy định.
4.2. Xử phạt dân sự
Người vi phạm an toàn giao thông phải tiến hành bồi thường dân sự nếu thực hiện các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong một số trường hợp, người vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại phát sinh có nguyên nhân bắt nguồn từ sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi hoàn toàn từ phía người thiệt hại và hai bên đã có thỏa thuận.
4.3. Xử phạt hình sự
Mức phạt hình sự đối với những hành vi vi phạm an toàn giao thông được quy định:
- Người vi phạm bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng và bị cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 đến 5 năm nếu thực hiện các hành vi:
- Gây ra tai nạn làm chết người;
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Gây thiệt hại đến tài sản có giá trị từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
- Người vi phạm an toàn giao thông sẽ bị nâng mức phạt tù từ 3 đến 10 năm nếu thực hiện các hành vi vừa nêu trên trong các trường hợp:
- Không có giấy phép lái xe còn thời hạn đúng theo quy định;
- Sử dụng rượu bia, có nồng độ cồn trong máu và hơi thở vượt quá mức quy định, sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích mạnh;
- Bỏ trốn khi gây ra tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người gặp tai nạn;
- Không tuân thủ theo hiệu lệnh của người điều khiển hoặc người hướng dẫn giao thông;
- Làm chết 2 người;
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của 2 người khác với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại đến tài sản có giá trị từ 500 triệu đến dưới 1.5 tỷ đồng.
- Người vi phạm sẽ bị nâng mức phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu thực hiện các hành vi vừa nêu trên trong các trường hợp:
- Làm chết 3 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của 3 người khác trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 201% trở lên;
- Gây thiệt hại đến tài sản có giá trị từ từ 1.5 tỷ đồng trở lên.
Trong một số trường hợp khác, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Người vi phạm an toàn giao thông bị cấm hành nghề, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng hay làm một số công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
5. Hậu quả khi vi phạm an toàn giao thông
Hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với những người điều khiển phương tiện lưu thông.
Ở mức độ vi phạm nghiêm trọng, hậu quả sẽ cướp đi mạng sống của người khác, gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe, phải tiến hành điều trị lâu dài và có thể bị thương tật suốt đời, tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, ảnh hưởng đến cả gia đình của nạn nhân. Bên cạnh đó, người bị hại sẽ có tổn thương về tâm lý sâu sắc.
Những người vi phạm sẽ phải đóng tiền phạt theo quy định, nếu gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ bị phạt tù. Không những thế, cuộc sống và công việc của người vi phạm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông còn ảnh hưởng đến đời sống chung của toàn xã hội, là một phần nguyên nhân của các vấn đề như nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu,…
6. Giải pháp để khắc phục tình trạng vi phạm an toàn giao thông
Để khắc phục tình trạng vi phạm giao thông gây ra, chúng ta cần phải có những cách xử lý chi tiết và hiệu quả. Sau đây là một số giải pháp nên được áp dụng đối với thực trạng giao thông hiện nay.
- Đẩy mạnh công tác quản lý và thực thi pháp luật để đảm bảo được trật tự, an toàn giao thông, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm. Cần phải xử lý nghiêm đối với những trường hợp sai phạm để không gây hậu quả lâu dài về sau.
- Xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định để quá trình lưu thông phương tiện diễn ra một cách an toàn nhất.
- Nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả nghiêm trọng mà các hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra thông qua những buổi tập huấn, tuyên truyền ở trên các phương tiện truyền thông, trên đường,… đặc biệt là trong giáo dục.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu muốn đổi bằng lái xe quốc tế IAA IDP Việt Nam sang Quốc Tế thì có thể liên hệ với giấy phép lái xe An Tín chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn với thủ tục nhanh lẹ và uy tín nhất tại Việt Nam.
7. Các câu hỏi liên quan đến việc xử lý vi phạm
Ngoài những thắc mắc như vi phạm an toàn giao thông là gì, mức phạt tiền khi vi phạm ra sao,… thì cũng có một số câu hỏi khác liên quan đến việc xử lý vi phạm như sau.
7.1. Khi bị xử phạt có bắt buộc phải lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính sẽ không bắt buộc phải lập biên bản trong những trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250 nghìn đồng đối với cá nhân và phạt tiền dưới 500 nghìn đồng đối với tổ chức. Người có thẩm quyền xử phạt bắt buộc phải ra quyết định xử phạm theo vi phạm hành chính tại chỗ.
Đối với những trường hợp vi phạm ở mức nghiêm trọng hơn, người có thẩm quyền bắt buộc phải tiến hành lập biên bản để xử lý, người vi phạm phải nộp phạt đúng với số tiền ở trên biên bản và tuân thủ tuyệt đối thời hạn nộp phạt được quy định.
7.2. Khi bị tịch thu bằng lái do vi phạm có được tiếp tục lưu thông trên đường không
Trong thời gian bị tịch thu bằng lái do vi phạm an toàn giao thông, người điều khiển phương tiện vẫn được phép tiếp tục lưu thông ở trên đường. Nếu bị cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra, người lái xe chỉ cần xuất trình biên bản xử phạt giao thông, mẫu biên bản này có giá trị thay thế cho các loại giấy tờ xe đang bị thu giữ.
Bên cạnh đó, nếu người vi phạm không tuân thủ đúng thời hạn hẹn giải quyết được nêu rõ ở trong biên bản xử phạt mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông thì sẽ bị áp dụng xử phạt theo lỗi lái xe mà không có bằng lái.
>>> Ngoài ra giấy phép lái xe An Tín đang hỗ trợ dịch vụ đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng Việt Nam nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Trung tâm giấy phép lái xe An Tín để được hỗ trợ chất lượng dịch vụ tốt nhất
Trên đây là những thông tin liên quan đến các vấn đề xung quanh hành vi vi phạm an toàn giao thông như các lỗi vi phạm cơ bản, mức xử phạt, giải pháp khắc phục,… Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích cho mình. Nếu cần được tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay hotline 0945.240.246 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của giấy phép lái xe An Tín để cập nhật thêm điều hay!