Với tốc độ công nghệ ngày càng phát triển, không còn thiếu những cách nộp phạt vi phạm giao thông nhanh mà không cần đến kho bạc nhà nước. Đã phải nộp phạt lại còn phải dành thời gian đi nộp thật mất thời gian.Vậy thì nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu và như thế nào nhanh chóng? Trung tâm giấy phép lái xe AN TÍN sẽ giải đáp hết thắc mắc cho bạn với 5 cách để đóng phạt vi phạm giao thông:
1. Tra cứu quyết định nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến tại cổng dịch vụ Công quốc gia
Bạn đang thắc mắc không biết thao tác như thế nào để tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến như thế nào? dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn từng bước một để bạn hoàn thành thao tác một cách nhanh gọn nhất.
1.1 Tra cứu quyết định xử phạt vi phạm giao thông
- Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn – Chọn Thanh toán trực tuyến – Tra cứu/thanh toán vi phạm giao thông.
- Tra cứu theo số Quyết định XLVP (sau khi cổng DVC gửi tin nhắn cho về số điện thoại của người vi phạm cung cấp cho CSGT khi lập biên bản)
- Người vi phạm nhập số quyết định và mã bảo mật , Cổng DVC sẽ hiển thị thông tin vi phạm.
- Bước 2: Người dùng điền các thông tin trên biên bản xử phạt, gồm các thông tin bắt buộc: số biên bản – họ tên người vi phạm – đơn vị lập biên bản xử phạt: Tỉnh/thành phố, đơn vị cảnh sát giao thông, ngày vi phạm, mã bảo mật – Chọn Tra cứu.
- Kết quả hiển thị 1: Nếu không hiện ra quyết định xử phạt, hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Chưa có quyết định xử phạt”;
- Kết quả hiển thị 2: Nếu quyết định xử phạt đã được thanh toán, hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Quyết định xử phạt đã được thanh toán”;
- Kết quả hiển thị 3: Nếu đã có quyết định xử phạt và chưa được thanh toán, sẽ hiển thị thông tin chi tiết gồm: Số quyết định – Ngày ra quyết định – Hành vi vi phạm – Số tiền phạt.
1.2 Hướng dẫn người dùng nộp phạt vi phạm giao thông
- Bước 1: Điền thông tin thanh toán một cách đầy đủ và bấm chọn “thanh toán”
- Bước 2: Lựa chọn các hình thức thanh toán.
- Bước 3: Nhập thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân và thực hiện quy trình thanh toán
- Bước 4: In biên lai và chụp màn hình để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền để được trả lại phương tiện hay giấy tờ bị tạm giữ.
2. Hình thức nộp phạt vi phạm giao thông qua trực tuyến và tại kho bạc nhà nước
2.1 Hình thức đóng phạt gửi qua tài khoản cho Kho bạc nhà nước
- Bước 1: Lựa chọn phương thức đăng nhập trong Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó Nhập tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực – Chọn Đăng nhập. Nếu trường hợp không có tài khoản thì bấm nút đăng ký.
- Bước 2: Vào tới trang tiện ích trong thông tin cá nhân, chọn thông tin vi phạm tại vùng nộp phạt giao thông
- Bước 3: Lựa chọn phương thức thanh toán.
2.2 Đóng phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện mà không phải đến Kho bạc nhà nước
Không còn phải đường dài đến kho bạc nhà nước hay phải chờ vào đúng giờ làm việc rồi lại xếp hàng và đem biên lai nộp phạt vi phạm giao thông. Theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2016, Chính phủ mới chính thức cho phép “thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện”.
Do đó, mọi người trên cả nước đều thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông ở bưu điện . Bạn có thể đến bưu điện và nhờ các nhân viên ở đây giúp đỡ hoàn thành hồ sơ nộp phạt.
Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ nhận lại giấy tờ tạm giữ từ cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày kể từ ngày vi phạm (nếu ở trung tâm tỉnh cũng như là thành phố) hoặc từ 3 đến 5 ngày (nếu ở huyện và các tỉnh thành khác). Trường hợp giấy tờ tạm giữ bị thất lạc hoặc đánh mất bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm.
Phí nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện là bao nhiêu ?
- Đối với những người phải nộp phạt ở mức 3tr đồng:
Cùng tỉnh 50.000đ
Tỉnh khác là 80.000đ
- Đối với những người phải nộp phạt từ mức 3tr-10tr đồng:
Cùng tỉnh 60.000đ
Tỉnh khác là 90.000đ
2.3 Nộp phạt tại ngân hàng Kho bạc nhà nước
Với mục đích mang lại thuận tiện cho người dân mà một số ngân hàng mọc lên ngày càng nhiều sẵn sàng cho dịch vụ nộp phạt vi phạm thông thông qua ngân hàng. Với nhiều cách nộp phạt bạn có thể lựa chọn thay vì đến Kho bạc nhà nước bạn có thể nộp phạt vi phạm thông qua ngân hàng Vietinbank, Agribank, Vietcombank…Hãy đến những nơi gần và thuận tiện cho bạn nhất
Để nộp phạt vi phạm giao thông theo cách này, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Hãy đăng nhập vào hệ thống thanh toán ví điện tử của ngân hàng
Bước 2: Ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp lên cho ngân sách nhà nước
Bước 3: Ngân hàng kiểm tra thông tin tài khoản cá nhân của bạn và điều kiện trích nợ tài khoản.
Thủ tục hoàn thành hay thất bại đều được hệ thống ngân hàng báo về máy cho bạn.
2.4 Nộp phạt tại chỗ có người có thẩm quyền
Nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ là hình thức nộp phạt thuận tiện và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông thường gặp mà nhiều người vi phạm lựa chọn.Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể đóng phạt tại chỗ được, vì nó chỉ trong trường hợp bạn bị xử phạt cảnh cáo thôi.
Số tiền nộp phạt vi phạm giao thông: từ 250.000 đồng (với cá nhân) và 500.000 đồng (với tổ chức)
Và tất nhiên, trong trường hợp này công dân có quyền nộp phạt luôn tại chỗ cho người có thẩm quyền mà không cần đến Kho bạc.
3. Điều cần lưu ý khi nộp phạt vi phạm giao thông cho những người vi phạm
Mặc dù là do người tham gia giao thông vi phạm luật nên mới bị xử phạt, những phần đông số người đều tỏ ra khó chịu và không hợp tác đóng phạt vi phạm giao thông, từ đó lại mang về thêm nhiều rắc rối cho bản thân hơn, và dưới đây là những điều bạn nên lưu ý đến.
3.1 Tránh xung đột khi nộp phạt trực với người thẩm quyền xử phạt
Càng ngày càng có nhiều trường hợp tìm mọi cách để chống đối không chịu đóng phạt. Chắc họ đang không biết được hậu quả có thể để lại thậm tệ như thế nào. Sau đây hình phạt đối các hành vi chống người thi hành công vụ
- Bị phạt hành chính
- Truy cứu hình sự
- Có thể đi tù từ 2 đến 7 năm
Những hành vi sẽ bị truy cứu hình sự như là :
– Dùng vũ lực chống đối cảnh sát giao thông: như đấm, đá, chém,…
– Đe dọa bằng cách dùng lời nói, cử chỉ, uy hiếp khiến cảnh sát giao thông phải chấm dứt việc thi hành công vụ.
– Các hành vi chống đối người có thẩm quyền khác như: bôi nhọ, vu khống và đe dọa sẽ mang đến thông tin bất lợi cho người thi hành công vụ,…
Nặng hơn, nếu bạn chống đối cảnh sát giao thông và cố ý dùng vũ lực và gây thương tích cho bị hại thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.2 Tuân thủ quy định nộp phạt vi phạm giao thông
Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không? Nộp phạt vi phạm giao thông muộn thì có bị phạt thêm tiền hay không ?
Khi người tham gia giao thông bị xử phạt sẽ được cho một thời gian nhất định để đi đóng phạt có thể là trực tuyến hoặc là tại Kho bạc nhà nước, và bắt buộc người bị xử phạt phải nộp phạt trong thời gian được quy định nếu không sẽ bị xử phạt thêm, cụ thể như sau
Thời gian nộp phạt vi phạt vi phạm giao thông với 10 ngày đối với đối tượng gần Kho bạc nhà nước, 7 ngày với đối tượng ở các tỉnh khác và 2 ngày cho đối tượng lưu thông trên biển. Tổ chức/cá nhân vi phạm không nộp phạt vào ngân sách nhà nước thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
3.3 Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân để giảm lỗi vi phạm
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đi tham gia giao thông?
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe đối với những người điều khiển các phương tiện xe cơ giới theo Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ.
- Giấy chứng nhận kiểm định độ an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện xe cơ giới đã được quy định theo điều 55 của Luật Giao thông đường bộ.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người tham gia giao thông bằng xe cơ giới.
Để tránh những tình huống khó xử và không cần thiết, nên chuẩn bị đẩy đủ giấy tờ tuỳ thân và giấy phép lái xe để không bị xử phạt nặng hơn.
Bảng giá nộp phạt vi phạm giao thông:
Đối với đối tượng không có bằng lái xe : Từ 800.000đ – 4trđ (tuỳ phân khối)
Đối với đối tượng quên bằng lái xe : 100.000đ-200.000đ
Như bạn đã thấy việc không có bằng lái xe hoặc mất giấy tờ thì sẽ bị phạt hành chính từ 100.000đ đến 4 triệu. Để tránh việc bị vi phạm giao thông thì bạn nên muôn theo trong người giấy tờ hoặc bạn không có bằng lái xe thì hãy liên hệ Trung tâm giấy phép lái xe An Tín để được hỗ trợ dịch vụ cấp bằng lái xe uy tín và nhanh chóng.
4. Câu hỏi chúng ta thường gặp khi nộp phạt vi phạm giao thông
4.1 Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có bị gì không?
Bạn sẽ bị xử phạt theo quy định được đặt ra nếu bạn nộp phạt trễ hạn, tùy thuộc vào địa điểm, vị trí bạn đang ở mà thời gian nộp phạt vi phạm giao thông của bạn được kéo dài như vậy, câu trả lời được phía Trung tâm giấy phép lái xe An Tín trình bày rõ ràng trên bài viết ở mục “ 3.2 Tuân thủ quy định nộp phạt vi phạm giao thông”
4.2 Nộp phạt vi phạm giao thông online được không?
Câu trả lời là Được, chúng tôi đã cung cấp cho bạn các bước cho bạn trải nghiệm cách đóng phạt online dễ hiểu nhất qua Cổng dịch vụ Công quốc, bạn có thể thao tác ở bất cứ đâu với chiếc điện thoại của bạn.
4.3 Có thể uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông là đúng hay sai?
Có thể uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông là Đúng, nhưng trong một số trường hợp bạn phù hợp với quy định của pháp luật hay không ví dụ như về đủ độ tuổi, đủ giấy tờ liên quan,…Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về Đại diện theo ủy quyền.
Với điều kiện phải đủ từ 15-18 tuổi trở lên, trừ những trương hợp pháp luật quy định đủ 18.
Khi đi đóng tiền nộp phạt vi phạm giao thông yêu cầu những giấy tờ sau:
- Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông theo mẫu của pháp luật quy định
- Trong giấy ủy quyền bạn cần phải luôn có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hiện tại hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật và cần ghi rõ số CMND hoặc CCCD của bạn – của người được ủy quyền và ghi rõ nội dung ủy quyền.
- Mang theo Biên bản xử phạt vi phạm
- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản chính)