Tước giấy phép lái xe có được TIẾP TỤC điều khiển xe không

Tước giấy phép lái xe có được TIẾP TỤC điều khiển xe không

Vi phạm nghiêm trọng quy định khi tham gia giao thông, tài xế sẽ bị tước giấy phép lái xe, hình phạt này có thể áp dụng cho một cá nhân hay một tổ chức. Sau đây sẽ là những thông tin đến vấn đề tước giấy phép lái xe để các bạn có thể tham khảo:

1. Các quy định về việc tước giấy phép lái xe

Các quy định về việc tước giấy phép lái xe
Các quy định về việc tước giấy phép lái xe

Theo luật giao thông mới nhất được sửa đổi bổ sung vào năm 2020, người vi phạm quy định an toàn giao thông nghiêm trọng sẽ bị tước giấy phép lái xe và chứng chỉ hành nghề từ 1 đến 24 tháng bắt đầu từ khi lệnh xử phạt có hiệu lực, các giấy tờ liên quan sẽ do cơ quan có thẩm quyền thu giữ.

  • Đối với trường hợp người có thẩm quyền đã thu giữ chứng chỉ và giấy phép vào thời điểm ghi nhận và quyết định phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm, thời gian sẽ bắt đầu hiệu lực từ thời điểm xử phạt hành chính.
  • Đối với trường hợp người có thẩm quyền vẫn chưa tạm giữ các giấy phép, với những chứng chỉ có liên quan thì hiệu lực sẽ bắt đầu từ khi người vi phạm bị tịch thu giấy phép, chứng chỉ và ghi biên bản quyết định phạt. 

Theo quy định, sau khi tạm giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ có người vi phạm, các cá nhân/ cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản và lưu giữ hồ sơ bị xử phạt.

>>> Bạn đang không biết phải giải quyết thay mới gplx ô tô hết hạn như thế nào hãy liên hệ ngay với Gplx An Tín chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này một cách nhanh nhất

2. Những trường hợp sẽ bị tước giấy phép lái xe theo quy định

Những trường hợp sẽ bị tước giấy phép lái xe theo quy định
Những trường hợp sẽ bị tước giấy phép lái xe theo quy định

Trường hợp bị tước giấy phép lái xe theo quy định sẽ được chia thành hai loại phương tiện chính:

Đối với xe máy:

Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 01 đến 03 tháng:

  • Điều khiển phương tiện quá phạm vi và thời hạn đăng ký cho phép
  • Lái xe chở quá 3 người trên 1 xe.
  • Gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, thay đổi hiện trường hoặc không tham gia cấp cứu cho người bị tai nạn.
  • Đi ngược chiều trên đường một chiều hoặc có bảng báo cấm.
  • Cản trở, không nhường đường cho phương tiện phát tín hiệu làm nhiệm vụ.
  • Vượt đèn đỏ.
  • Sử dụng trái phép các loại xe tự lắp ráp, tự sản xuất.
  • Sử dụng ô, thiết bị thu phát âm thanh, điện thoại di động khi điều khiển xe máy (không bao gồm máy trợ thính).
  • Không tuân theo hiệu lệnh và chỉ dẫn của người kiểm soát giao thông.

Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 02 đến 04 tháng:

  • Lái xe vượt quá 20km/h tốc độ cho phép.
  • Vi phạm quy định an toàn giao thông gây ra tai nạn.
  • Quệt chân chống hoặc dụng cụ chống xuống làn đường khi đang di chuyển.
  • Chạy xe một bánh với loại xe hai bánh, chạy xe hai bánh với loại xe ba bánh.
  • Đánh võng, lạng lách, tư thế đi xe không chuẩn mực khi tham gia giao thông.
  • Điều khiển xe quá tốc độ gây ra tai nạn. Đi sai làn đường, không tuân thủ những yêu cầu khi điều khiển xe trên làn đường cao tốc, không chấp hành các biển báo cấm gây ra tai nạn.
  • Buông hai tay, có những hành vi không chuẩn mực khi tham gia giao thông, điều khiển xe khi bịt mắt,…
  • Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 10 đến 12 tháng:
  • Nồng độ cồn trong máu và khí thở đạt dưới 50 miligam/ 100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/ 1lits khí thở khi lưu thông trên đường.

Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 16 đến 18 tháng:

  • Nồng độ cồn trong máu và khí thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/ 1 lít khí thở khi điều khiển xe máy.

Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 22 đến 24 tháng:

  • Nồng độ cồn trong máu và khí thở vượt quá 80 miligam/ 100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở khi điều khiển xe máy.
  • Sử dụng chất kích thích, ma túy.
  • Không chấp hành hiệu lệnh hoặc quy định của người có thẩm quyền khi kiểm tra nồng độ cồn, ma túy khi điều khiển xe máy.

>>> Hiện tại Đăng kí thi bằng lái xe A1 đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ đăng kí thi bằng lái xe máy quý khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ ngay với chúng tôi

Cấp lại bằng lái xe ô tô

Đối với xe ô tô:

Đối với xe ô tô
Đối với xe ô tô

Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 01 đến 07 tháng:

  • Không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông; không chấp hành tín hiệu của người kiểm soát giao thông; cản trở người thi hành công vụ; không nhường đường cho xe phát tín hiệu làm nhiệm vụ.
  • Không dừng lại khi điều khiển xe gây ra tai nạn, phá hỏng hiện trường, không giúp đỡ người bị nạn.
  • Sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe ô tô.
  • Điều khiển xe vào khu vực có bảng cấm.
  • Đi sai làn đường thu phí tự động ở trạm thu phí.
  • Dừng xe, quay đầu không đúng với quy định gây ùn tắc giao thông.
  • Tùy tiện lắp đặt, sử dụng đèn tín hiệu của xe ưu tiên.
  • Lùi xe, dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định.
  • Giấy phép lái xe hoặc giấy đăng ký xe hết hạn sử dụng.
  • Xe không gắn biển số xe hoặc biển số không hợp lệ.
  • Âm lượng còi xe quá mức quy định.
  • Chạy xe vượt quá tốc độ.
  • Dừng xe không đúng quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.
  • Lái xe vượt tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.
  • Không đi đúng phần đường cho phép, không giữ khoảng cách an toàn theo quy định.
  • Đi vào làn đường, khu vực có biển báo cấm.

Trường hợp vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong thời gian từ 10 đến 12 tháng:

  • Nồng độ cồn trong máu và khí thở đạt dưới 50 miligam/ 100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/ 1lits khí thở khi lưu thông trên đường.

Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 16 đến 18 tháng:

  • Nồng độ cồn trong máu và khí thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/ 1 lít khí thở khi điều khiển xe.

Trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề trong vòng 22 đến 24 tháng:

  • Nồng độ cồn trong máu và khí thở vượt quá 80 miligam/ 100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở khi điều khiển xe máy.
  • Sử dụng chất kích thích, ma túy.
  • Không chấp hành hiệu lệnh hoặc quy định của người có thẩm quyền khi kiểm tra nồng độ cồn, ma túy khi điều khiển xe máy.

>> Ngoài ra giấy phép lái xe An Tín đang hỗ trợ dịch vụ đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng Việt Nam nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Trung tâm giấy phép lái xe An Tín để được hỗ trợ chất lượng dịch vụ tốt nhất

cấp lại giấy phép lái xe tại tphcm

3. Thời gian tước giấy phép lái xe trong bao lâu

Thời gian tước giấy phép lái xe trong bao lâu
Thời gian tước giấy phép lái xe trong bao lâu

Tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm mà người vi phạm sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng.

Với những người vi phạm và bị tước giấy phép lái xe quá 4 lần sẽ bị tước bằng lái trong vòng 3 năm.

4. Những khó khăn cho người tham gia sau khi bị tước giấy phép lái xe

Những khó khăn cho người tham gia sau khi bị tước giấy phép lái xe
Những khó khăn cho người tham gia sau khi bị tước giấy phép lái xe

Trong thời hạn tước giấy phép lái xe, người vi phạm không được phép điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cho tới khi hình phạt hết hiệu lực, nếu bị phát hiện sẽ xử phạt theo vi phạm không có giấy phép khi lái xe.

Người vi phạm sẽ bất tiện khi tham gia giao thông vì chỉ có thể sử dụng phương tiện công cộng, xe công nghệ, tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc di chuyển.

Người vi phạm sẽ bị cơ quan có thẩm quyền lưu giữ hồ sơ vi phạm hành chính.

>>> Nộp hồ sơ thi gplx hạng a2 moto tphcm ở đâu uy tín và thủ tục nhanh chóng không đâu xa hảy liên hệ ngay với Gplx An Tín để được hỗ trợ tốt nhất

5. Phân biệt giữa tạm giữ và tước giấy phép lái xe như thế nào

Phân biệt giữa tạm giữ và tước giấy phép lái xe như thế nào
Phân biệt giữa tạm giữ và tước giấy phép lái xe như thế nào

Tạm giữ giấy phép lái xe là hình thức mà cơ quan có thẩm quyền lưu giữ giấy tờ của người tham gia giao thông bị xử phạt hành chính, và sẽ được trao trả sau khi người vi phạm nộp phạt.

Sẽ có nhiều người nhầm lẫn giữa việc tước giấy phép lái xe và tạm giữ giấy phép lái xe. Sau đây sẽ là cách để phân biệt hai hình phạt này:

5.1. Bản chất

Tạm giữ giấy phép lái xe chỉ là một hình thức xử phạt của cảnh sát giao thông để đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tạm giữ giấy tờ, quyền sử dụng các loại giấy phép và chứng chỉ hành nghề không bị ảnh hưởng.

Tước giấy phép lái xe là hình phạt nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề, không được tham gia điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.

5.2. Trường hợp áp dụng

Đối với trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe: người có thẩm quyền sẽ giữ những giấy tờ, phương tiện của người vi phạm đến khi cá nhân hoặc tổ chức nộp phạt. Thường là vi phạm lỗi không nghiệm trọng.

Đối với trường hợp tước giấy phép lái xe thì áp dụng với cơ quan, tổ chức vi phạm nghiêm trọng đến quy định về an toàn giao thông.

5.3. Thời gian

Thời gian khi tạm giữ giấy phép lái xe chỉ trong vòng 7 ngày, kéo dài tối đa 30 ngày đến 60 ngày đối với nhiều trường hợp phức tạp cần xác minh rõ ràng.

Tước giấy phép lái xe có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng, với người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quá 4 lần sẽ bị lưu giữ giấy phép và chứng chỉ hành nghề trong 03 năm.

5.4. Hậu quả

Người vi phạm bị tạm giữ giấy phép lái xe có thể sử dụng phương tiện giao thông trong thời hạn giam giữ. Nếu quá hạn người vi phạm vẫn không tới cơ quan để xử lý thì sẽ bị xử phạt hành vi vi phạm không có giấy tờ.

Với cá nhân, tổ chức bị tước giấy phép lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.

 >>> Nếu bạn đang có nhu cầu muốn đổi bằng lái xe quốc tế IAA IDP Việt Nam sang Quốc Tế thì có thể liên hệ với giấy phép lái xe An Tín chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn với thủ tục nhanh lẹ và uy tín nhất tại Việt Nam.

6. Các câu hỏi thường gặp về việc tước giấy phép lái xe của người dân

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về việc tước giấy phép lái xe của người dân:

6.1. Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không

Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới, người bị tước bằng lái xe không cần thiết phải đi làm lại giấy phép lái xe, chỉ cần đợi tới khi kết thúc thời gian phạt, giấy phép lái xe sẽ tiếp tục có hiệu lực.

Ngoài ra trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, người vi phạm không được phép làm thủ tục để cấp mới hoặc giấy phép lái xe. Đối với những trường hợp cố tình khai báo sai sự thật, sử dụng giấy tờ số liệu giả để thi lại sát hạch sẽ bị tịch thu giấy tờ và phạt tiền.

6.2. Người vi phạm có thể lái xe sau khi bị tước giấy phép lái xe không

Theo quy định của pháp luật, khi người vi phạm quy định an toàn giao thông nghiêm trọng dẫn đến bị tước giấy phép lái xe thì không được phép điều khiển loại xe được ghi trong giấy phép. Nếu như vẫn cố tình vi phạm, tài xế sẽ bị xử phạt tương đương với trường hợp không có giấy phép lái xe

>>> Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bài viết đổi bằng lái xe đức sang việt nam tại đây 

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những trường hợp tước giấy phép lái xe, thời hạn và phân biệt tạm giữ bằng lái và tước bằng lái. Nếu bạn cần một đơn vị tư vấn về vấn đề tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nói riêng và luật pháp nói chung, hãy liên hệ với giấy phép lái xe An Tín của chúng tôi thông qua số điện thoại 0945.240.246 để được giải đáp mọi thắc mắc.

Dịch vụ cấp giấy phép lái xe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *