Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ là gì? Lưu ý cần biết

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ là loại phương tiện phổ biến ở nước ta từ nhiều năm trước đây. Thời đại ngày càng phát triển những loại này không còn nhiều ở khu vực thành thị nhưng vẫn rất được ưa chuộng ở nông thôn và khu vực y tế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phương tiện này cũng như các quy định về làn đường, mức phạt khi vi phạm ở bài viết dưới đây nhé!

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ là gì?

Theo Điều 3 Khoản 19 Luật giao thông đường bộ 2008: “Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.”

Ta có thể hiểu khái niệm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ là những phương tiện giao thông không dùng động cơ mà dùng sức người hoặc động vật để di chuyển. Những loại xe này có thiết kế đơn giản và không tiêu thụ nhiên liệu.

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm những loại nào?

Những loại phương tiện giao thông thô sơ hoạt động trên đường bộ bao gồm:

  • Xe đạp: Xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ chủ yếu được vận hành bằng sức người, có hai bánh và người điều khiển sử dụng bàn chân để đạp bánh xe. Xe đạp điện có động cơ chạy không quá 25km/h là xe cơ giới mức thấp, khi tắt điện có thể đạp được nên được coi là phương tiện thô sơ.
  • Xe xích lô: Đây là một loại xe ba bánh được sử dụng chủ yếu để chở hành khách thuê. Xe xích lô thường được điều khiển bằng sức người, hiện nay nhiều nơi du lịch đã nâng cấp lên thành xe xích lô điện.
  • Xe lăn cho người khuyết tật: Được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người khuyết tật di chuyển dễ dàng.
  • Xe súc vật kéo: Được dùng để kéo và vận chuyển hàng hóa bằng sức động vật, thường sử dụng sức của súc vật như ngựa, trâu hoặc bò.
  • Các phương tiện tương tự: Bao gồm các loại phương tiện có tính năng, cấu trúc tương tự như các loại xe thô sơ được mô tả ở trên.
Xe máy, xe đạp là xe thô sơ
Xe máy, xe đạp là xe thô sơ

Xe thô sơ thường được sử dụng trong các khu vực đô thị, chủ yếu là nông thôn. Ngoài ra được sử dụng nhiều trong môi trường y tế để hỗ trợ người khuyết tật. Phương tiện này có tốc độ di chuyển thấp, không tạo ra khí thải hoặc tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường.

Quy định về đường dành cho phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Theo Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008, làn đường của những phương tiện giao thông thô sơ đường bộ được sử dụng như sau:

“ Điều 13. Sử dụng làn đường

  1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
  2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
  3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Như vậy, làn đường xe thô sơ được phép sử dụng là làn trong cùng bên phải.

Ngoài ra người điều khiển xe thô sơ cần phải tuân thủ một số quy định về luật giao thông như sau:

  • Khoản 3 Điều 31 Luật giao thông đường bộ: Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
  • Khoản 4 Điều 13 Luật giao thông đường bộ: Xe thô sơ có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
  • Điều 27 Luật giao thông đường bộ: Người điều khiển xe thô sơ trong hầm đường bộ phải bật đèn hoặc vật có phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
  • Khoản 1 Điều 31 Luật giao thông đường bộ: Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
  • Khoản 4 Điều 31 Luật giao thông đường bộ: Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Đảm bảo chấp hành đúng luật giao thông đường bộ
Đảm bảo chấp hành đúng luật giao thông đường bộ

Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ trên đường bộ được áp dụng theo Điều 56 Luật giao thông đường bộ như sau:

“Điều 56. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ:

  1. Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải đảm bảo điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.”

Như vậy, xe thô sơ khi tham gia giao thông phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn giao thông đường bộ.

Quy định về mức phạt cho phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt đối với cá nhân điều khiển xe thô sơ vi phạm làn đường từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm như:

  • Không đi đúng phần đường quy định.
  • Bất ngờ dừng xe hoặc rẽ không xi nhan báo hiệu.
  • Không chấp hành biển báo, chỉ dẫn, vạch kẻ đường.
  • Vượt phải trong các trường hợp không được phép.
  • Dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định (trên những phần đường xe chạy).
  • Chạy xe trong hầm mà không có đèn xe; dừng xe hoặc đỗ xe không đúng nơi quy định trong hầm; tự ý quay đầu xe ở phần đường cấm quay đầu.
  • Điều khiển xe dàn hàng ngang từ 3 hàng trở lên (đối với xe máy và xe đạp điện), xe thô sơ khác dàn 2 hàng ngang trở lên.
  • Điều khiển xe máy, xe đạp nhưng sử dụng ô dù, điện thoại di động hoặc kèm người phía sau sử dụng những vật dụng này.
  • Điều khiển xe thô sơ ban đêm nhưng không có đèn báo hiệu hoặc vật phản quang.
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe đỗ xe trên đường bộ ở những nơi giao nhau với đường sắt.
  • Dùng phương tiện xe đẩy lưu động trên đường cản trở giao thông.
  • Không nhường đường hoặc lấn vào làn dành cho xe ưu tiên.
  • Xe máy, xe đạp, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp khẩn cấp như chở người cấp cứu.
  • Chất hàng hoá quá tải vượt quá giới hạn không đảm bảo an toàn, gây che khuất tầm nhìn của người điều khiển và những người tham gia giao thông xung quanh.
  • Điều khiển xe trong trình trạng máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Bị phạt hành chính khi điều khiển xe chở số lượng quá giới hạn
Bị phạt hành chính khi điều khiển xe chở số lượng quá giới hạn

Ngoài ra còn một số hành vi vi phạm khác được áp dụng theo quy định tại Điều 18 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau :

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số).

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;

b) Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không đảm bảo tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương.”

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về phương tiện giao thông thô sơ đường bộ mà trung tâm An Tín muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng nguồn thông tin này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về những quy định và điều kiện tham gia giao thông với xe thô sơ để tránh vi phạm. Hãy theo dõi website để nhận thêm những bài viết hữu ích khác nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *