Ùn tắc giao thông là vấn đề nan giải được các chuyên gia quan tâm hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại Việt Nam? Cùng Trung tâm An Tín tìm hiểu nguyên nhân ùn tắc giao thông, hậu quả và giải pháp ngay trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại các khu thành thị
Vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay ở các đô thị ngày càng trở nên phổ biến, gây bức xúc cho nhiều người dân. Tình trạng vẫn xảy ra hàng ngày trở thành bài toán khó giải quyết, dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông thường thấy:
Do ý thức của người dân
Nguyên nhân gây kẹt xe đầu tiên phải nói đến là do ý thức của người điều khiển xe khi tham gia giao thông. Mỗi người dân khi tham gia giao thông đều có ý thức hơn về việc chấp hành đúng các quy định sẽ không gây ra tình trạng kẹt xe, tắc đường. Nguyên nhân gây kẹt xe là bởi mọi người bất chấp Luật giao thông chen lấn lên vỉa hè, vượt lên khi có khe hở.
Do có mưa lớn hoặc chiều cường
Nguyên nhân bị kẹt xe tiếp đến là do tác động của tự nhiên. Thời tiết là lý do làm cản trở các phương tiện khi tham gia giao thông. Khi mưa lớn các chuyến bay đều phải hủy bỏ. Nguyên nhân gây kẹt xe ở Việt Nam thường là buổi sáng hoặc giờ tan làm. Không chỉ vậy, nhiều khu vực còn gặp phải tình trạng ngập lụt khiến vấn đề kẹt xe càng trở nên nghiêm trọng.
Do số lượng xe ngày càng tăng nhanh
Theo thống kê tại Việt Nam, tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện bằng xe máy chiếm 85% dân số cả nước. Điều kiện kinh tế càng phát triển, nhu cầu về đời sống của con người ngày càng cao, các phương tiện ngày càng tăng. Đây là nguyên nhân dẫn đến bị kẹt xe phổ biến ở các thành phố lớn hiện nay.
Do cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều công trình được xây dựng trên đường
Kinh tế đất nước phát triển kéo theo đó là các công trình được xây dựng mọc lên như nấm khiến đường xá bị xuống cấp. Những con đường nối liền nhau giờ đây bị thay thế bởi những công trình mới cản trở việc đi lại. Đây là nguyên nhân gây kẹt xe ở các khu đô thị mới.
Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông còn bởi hệ thống giao thông xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu đi lại. Những biển báo hay tín hiệu đèn ở các vị trí khuất, gây khó nhìn đối với người đang tham gia giao thông. Đây cũng là lý do lớn trong nguyên nhân kẹt xe ở TPHCM.
Do việc xử lý chưa tốt đối với phương tiện công cộng
Những nguyên nhân dẫn đến kẹt xe phải kể đến việc xử lý trong vận tải hành khách công cộng. Một vài đơn vị vận tải vẫn chưa chấp hành đúng các quy định, vẫn còn tình trạng lấn làn, bắt khách dọc đường làm ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác, tệ hơn là dẫn đến tai nạn giao thông.
Do việc phân luồng không hợp lý
Ở Việt Nam, đa phần đều các trục đường đều được phân làn xe chạy, nhưng vẫn có nhiều phương tiện không chấp hành đúng quy định. Hơn thế nữa, một vài khu vực còn phân luồng, điều phối giao thông chưa tốt khi quy định chỉ cho ô tô hoạt động một chiều nhưng lại cho phép xe buýt được lưu thông hai chiều,… gây nhầm lẫn cho người điều khiển xe khiến ùn tắc giao thông. Do đó, cơ quan chức năng cần chú ý quy định rõ và khắc khe hơn về thứ tự các xe ưu tiên để hạn chế tình trạng kẹt xe.
Do lấn vỉa hè, lòng đường để buôn bán
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán cũng là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại Việt Nam. Vài người thường không quan tâm việc gây ùn tắc giao thông hay không mà họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của bản thân. Nhiều người dân lấn chiếm lòng đường để buôn bán, chào khách, hay thậm chí ngay cả ô tô của Công an phường cũng dừng và đỗ xe dưới lòng đường.
Mức phạt chưa đủ răn đe, lực lượng chức năng chưa nghiêm
Nguyên nhân kẹt xe chính là do mức phạt vi phạm còn thấp, chưa đủ răn đe đối với người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Những người bán hàng rong lấn chiếm lòng đường vi phạm Luật giao thông lại không bị CSGT xử phạt. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục vi phạm với suy nghĩ mình không làm gì sai cả.
Do giờ cao điểm tại các công ty, trường học
Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông chính nhất là giờ cao điểm tan làm tại các công ty và trường học. Nguyên nhân dẫn đến kẹt xe là mọi người cùng lúc đổ xô ra đường sau giờ tan làm, tan học khiến các cung đường đều chật kín người. Ngoài ra, nguyên nhân kẹt xe trước cổng trường còn bởi phụ huynh đưa đón con em đông đúc, chiếm cả lòng đường để chờ con gây ra tình trạng tắc nghẽn.
Hậu quả của ùn tắc giao thông, kẹt xe liên tục như thế nào?
Ùn tắc giao thông là tình trạng các phương tiện giao thông bị tắc nghẽn, không di chuyển được hoặc dị chuyển chậm chạp do có quá nhiều xe trên cùng một tuyến đường. Tắc nghẽn giao thông thường xảy ra ở các thành phố lớn, khu vực đô thị hoặc những tuyến đường quan trọng vào giờ cao điểm. Tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe kéo dài liên tục không được khắc phục sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả. Cụ thể như:
- Tăng thời gian di chuyển của xe cộ và dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông
Ùn tắc giao thông khiến mọi người phải kéo dài thời gian di chuyển từ điểm A đến điểm B. Điều này ảnh hưởng tới lịch trình cá nhân, công việc và gây ra phiền hà cho người tham gia giao thông. Trong một số trường hợp, việc xe cộ di chuyển chậm chạp hoặc dừng đột ngột có thể dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông.
- Gây nên tình trạng nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
Các phương tiện tham gia giao thông di chuyển chậm chạp sẽ thải ra môi trường lượng lớn khí thải, nhất là khói xe có chứa CO2, các hạt bụi. Điều này dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Không chỉ vậy, tắc nghẽn giao thông còn có thể gây căng thẳng, áp lực tinh thần cho người tham gia giao thông như tăng huyết áp, dễ cáu gắt.
- Ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh tế và môi trường sống
Tình trạng tắc nghẽn giao thông khiến “thời gian chết” đối với mỗi cá nhân và doanh nghiệp ngày càng tăng. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất công việc, quá trình vận chuyển hàng hoá, dịch vụ và gây tổn thất hiệu quả kinh tế. Không chỉ vậy, ùn tắc giao thông còn làm mất cơ hội học hành, xin việc và tham gia các hoạt động xã hội của mọi người.
Giải pháp giảm tắc nghẽn, ùn tắc giao thông hiệu quả
Vấn đề ùn tắc giao thông không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Vì vậy, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân cần đưa ra giải pháp và thực hiện đồng bộ mới có thể giảm ùn tắc giao thông đường bộ. Dưới đây là một số giải pháp giúp làm giảm tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm:
Thay đổi thời gian bắt đầu và kết thúc của tiết học
Cổng trường là một trong những địa điểm gây ùn tắc giao thông và dễ xảy ra tai nạn hiện nay. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn phương tiện giao thông ở trường học, nhà trường có thể xem xét và thay đổi thời gian bắt đầu cũng như kết thúc của lớp học. Điều này tạo ra sự phân tán trong quá trình đưa đón học sinh. Khi các lớp học có thời gian bắt đầu và kết thúc khác nhau sẽ tránh ùn tắc tại cổng trường vào cùng thời điểm.
Phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng
Các trường học, doanh nghiệp có thể hợp tác với dịch vụ giao thông công cộng nhằm cung cấp những chuyến đi hiệu quả, an toàn cho học sinh và công nhân. Điều này giúp làm giảm lượng xe của cá nhân, thay vào đó chúng ta có thể sử dụng xe bus, tàu siêu tốc.
Hạn chế xây dựng chung cư đô thị
Việc xây dựng các khu đô thị, chung cư cao tầng ở trung tâm thành phố, nhất là các thành phố lớn kéo theo sự di dân ồ ạt. Từ đó, số lượng phương tiện lưu thông tại các tuyến đường tăng cao dẫn đến ùn tắc giao thông. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần có sự tính toán một cách khoa học, khu dân cư phải gắn liền với trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… sao cho phù hợp. Tránh tình trạng xây dựng không đồng bộ, chồng chéo dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.
Thực tế, khu vực đô thị có diện tích rất hạn hẹp nhưng nhu cầu phát triển kinh tế lại cao. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động tìm đến để làm việc và phát triển. Điều cần làm ở đây là Nhà nước cần xem xét, hạn chế xây dựng chung cư đô thị ở trong lòng thành phố để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Lập kế hoạch liên tục
Nhà nước và các thành phố lớn cần lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ liên tục để giảm thiểu vấn nạn ùn tắc giao thông như hiện nay. Mạng lưới các tuyến vận tải hành khách công cộng, quy hoạch bến xe, nhà ga, tàu điện ngầm, các điểm trung tâm giao thông cần dựa trên cơ sở khoa học, có sự nghiên cứu rõ ràng.
Xây dựng ý thức và văn hóa giao thông ở mỗi người
Không gian tham gia giao thông cũng là một môi trường cần có ứng xử và ý thức văn hoá của mọi người. Có thể thấy, ý thức tham gia giao thông của người dân ảnh hưởng rất lớn tới việc giảm thiểu ùn tắc giao thông hiện nay. Việc đi đúng làn đường, chấp hành tín hiệu đèn giao thông hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ giúp các phương tiện tham gia giao thông trở nên nhịp nhàng, tuần tự.
Thực chất, nguyên nhân gây tắc đường ở nước ta hiện nay phần lớn do người dân chưa có ý thức tốt. Hầu hết, mọi người vẫn còn tình trạng đi sai làn đường, chen lấn nhau, vượt xe dẫn đến va chạm, ùn tắc giao thông. Các cơ quan, tổ chức như UBND, trường học, doanh nghiệp,… cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đưa ra chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người dân khi tham gia giao thông.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây kẹt xe, ùn tắc giao thông ở nước ta hiện nay. Hy vọng với những giải pháp gợi ý, các cơ quan, tổ chức sẽ có cái nhìn khách quan, đưa ra giải pháp hiệu quả, người dân có ý thức, chấp hành tốt, từ đó giảm thiểu được nguyên nhân ùn tắc giao thông. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, đừng quên bài viết tiếp theo của Trung tâm An Tín nhé!