Mức phạt nồng độ cồn xe máy bao nhiêu ô tô phạt thế nào 2023

Mức phạt nồng độ cồn

Nồng độ cồn xe là vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Việc lạm dụng rượu bia sẽ làm tăng nồng độ cồn trong máu, gây ra những nguy hại đến sức khỏe. Đồng thời sẽ dễ bị xử phạt khi sử dụng phương tiện giao thông. Vậy các mức phạt nồng độ cồn xe? Xử phạt nồng độ cồn xe máy như thế nào? Hãy cùng trung tâm giấy phép lái xe An Tín tìm hiểu thêm về những tác hại đến từ nồng độ cồn.

1. Lỗi vi phạm nồng độ cồn xe là gì? 

Lỗi nồng độ cồn xe máy
Lỗi nồng độ cồn xe máy

Nồng độ cồn xe là chỉ số thể hiện phần trăm bia rượu trong máu và hơi thở của một người. Dựa vào chỉ số này, cảnh sát sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông.

Lỗi vi phạm nồng độ cồn là khi nó vượt quá mức cho phép theo quy định. Việc vi phạm sẽ được áp dụng đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Căn cứ theo các mức sẽ có chế tài với mức phạt nồng độ cồn khác nhau.

2. Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến khả năng điều khiển phương tiện thế nào?

Hiện nay, việc sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông không phải là điều hiếm gặp. Vượt quá nồng độ cồn xe cho phép là nguyên nhân hàng đầu đối với tai nạn giao thông. 

Mức phạt nồng độ cồn xe máy
Mức phạt nồng độ cồn xe máy

>>> Sự việc sẽ rất tệ nếu như bạn đã vi phạm giao thông nhưng còn không mang đầy đủ giấy tờ đặc biệt là chứng minh việc bạn được phép điều khiển vi phạm giao thông chính là giấy phép lái xe. Nếu như bạn vi phạm nồng độ cồn quá mức cũng như không đem giấy tờ hoặc chưa có bằng lái thì chắc chắn bạn sẽ bị phạt rất nặng và sẽ bị giam xe là điều chắc chắn. Chính vì vậy nếu như bạn chưa có bằng lái thì bạn nên nhanh chóng đăng ký thi bằng lái xe máy hoặc bằng lái xe ô tô.

2.1. Những điều sẽ xảy ra ở từng mức nồng độ cồn khi lái xe

Mức nồng độ cồn trong máu Ảnh hưởng đối với cơ thể
< 0.07gr cồn trong 100ml máu
  • Cảm giác hưng phấn, thư giãn.
0,08 – 0,12g cồn trong 100ml máu
  • Suy giảm vừa hoặc đáng kể các kĩ năng.
  • Bắt đầu có biểu hiện thay đổi cảm xúc.
0,13 – 0,15g cồn trong 100ml máu
  • Kỹ năng phán đoán, vận động bắt đầu bị ảnh hưởng.
  • Khó đứng vững, khó nói chuyện hay nhìn thẳng.
0,16 – 0,20g cồn trong 100ml máu
  • Thị lực thính giác suy giảm nghiêm trọng.
  • Giảm trí nhớ, khả năng phán đoán.
  • Kiểm soát tốc độ khó khăn, phản Ứng chậm với các tình huống khẩn cấp.
0.21 – 0,30g cồn trong 100ml máu
  • Triệu chứng ngộ độc rượu.
  • Không làm chủ được bản thân.
0,31 – 0,40g cồn trong 100ml máu
  • Ngộ độc rượu nặng.
  • Mất khả năng vận động.
  • Có thể mất hoàn toàn ý thức.
0,41 – 0,50g cồn trong 100ml máu
  • Có thể hôn mê, suy giảm chức năng hô hấp.
  • Có nguy cơ tử vong.
> 0,50g cồn trong 100ml máu:
  • Có thể bị đe dọa tính mạng, suy hô hấp và có thể dẫn đến ngừng thở.
  • Nguy cơ tử vong cao.

2.2 Những hậu quả của việc vi phạm nồng độ cồn xe 

Thực tế đã cho thấy, hậu quả của việc uống rượu bia khi lái xe vô cùng tai hại. Không chỉ tính mạng của người điều khiển giao thông bị ảnh hưởng mà còn cả những người xung quanh.

Trước hết, người đầu tiên gánh chịu hậu quả là chính những người sử dụng rượu bia. Chất cồn sẽ khiến cho gan hoạt động quá tải để bài tiết độc tố. Từ đó khiến gan bị tổn thương. Bên cạnh đó, lạm dụng rượu bia sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới não bộ. Đồng thời hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao.

Tiếp đó, sử dụng đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông. Chỉ cần có nồng độ, tham gia giao thông lúc này chính là hành động coi thường tính mạng. Vượt quá nồng độ cồn xe sẽ gây ra ảo giác, suy giảm khả năng điều khiển dẫn đến sự cố dễ xảy ra. 

Ngoài ra, chúng còn gây ra những thiệt hại đáng kể cho xã hội. Chi phí điều trị cho nạn nhân tai nạn giao thông vô cùng lớn. Những người bị tai nạn do rượu bia sẽ là gánh nặng lớn với gia đình, xã hội. Bên cạnh đó còn khiến cho hoạt động sản xuất bị đình trệ vì thiếu nhân lực.

>> Như các bạn đã thấy việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông rất ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta đặc biệt liên quan đến tính mạng

Cấp lại bằng lái xe ô tô

3. Có bao nhiêu cách xác định nồng độ cồn

Thành phần chính của các loại đồ uống có cồn như bia rượu là ethanol. Để xác định được nồng độ cồn trong máu, người ta cần sử dụng 2 cách khác nhau. 

Mức phạt nồng độ cồn
Mức phạt nồng độ cồn

3.1. Xác định nồng độ cồn trong máu

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu chỉ được thực hiện trong 2 trường hợp nhất định. 

  • Về mặt pháp luật: Khi cảnh sát nghi ngờ để xác định lỗi nồng độ cồn xe máy và các phương tiện khác. Ngoài ra, biện pháp này cũng được thực hiện sau khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Cảnh sát sẽ điều tra nồng độ cồn ô tônồng độ cồn khi đi xe máy. Từ đó sẽ tạo cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự người điều khiển phương tiện.
  • Về mặt y tế: Đối với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bất tỉnh, say xỉn khi tới bệnh viện. Lúc này, bác sĩ sẽ xét nghiệm nồng độ cồn để đưa ra phác đồ điều trị.

Công thức xác định nồng độ cồn trong máu: 

C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

A: số đơn vị cồn uống vào (1đvc tương đương 220ml bia nồng độ cồn 5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 0.4)

W: cân nặng.

R: hằng số hấp thụ rượu

3.2. Xác định nồng độ cồn qua hơi thở

Nồng độ cồn trong hơi thở được xác định khi: B = C/210

Cảnh sát sẽ tiến hành xác định nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

3.3. Máy đo nồng độ cồn như thế nào là đúng quy định?

Theo quy định, máy đo nồng độ cồn phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định gồm:

Tem kiểm định

Dấu kiểm định

Giấy chứng nhận kiểm định

Đối với tiêu chuẩn cho phép sai số:

Kiểm định ban đầu: 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC 

0.032 mg/l hoặc 0.006% BAC với kiểm định định kỳ.

4. Mức phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Người điều khiển phương tiện có trong người nồng độ cồn quá mức cho phép bị xử phạt theo điều luật. Dưới đây là mức phạt nồng độ cồn tương ứng với chủ phương tiện lái xe khác nhau.

Nồng độ cồn cho phép
Nồng độ cồn cho phép

4.1. Mức phạt đối với lái xe ôtô khi vi phạm nồng độ cồn

Vi phạm nồng độ cồn ô tô, theo điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (khoản 6,8,10) sẽ có mức xử phạt ứng tùy thuộc vào nồng độ cồn có trong người.

Nồng độ cồn Hình thức xử phạt
< 50 mg/100 ml máu hoặc 

không vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở

  • Bị tước GPLX từ 10 tháng và cao nhất là 12 tháng
  • Mức xử phạt hành chính từ 6.000.000đ – 8.000.000đ
Trên 50 mg /100 ml máu hoặc

nhiều hơn 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở

  • Bị tước GPLX từ 16 tháng và cao nhất là 18 tháng
  • Mức xử phạt hành chính từ 16.000.000đ – 18.000.000đ
> 80 mg/100 ml  máu hoặc 

> 0,4 mg/1 lít khí thở.

  • Bị tước GPLX từ 22 tháng và cao nhất là 24  tháng
  • Mức xử phạt hành chính từ 30.000.000đ – 40.000.000đ 

4.2. Mức phạt nồng độ cồn xe máy khi vi phạm

Khung phạt nồng độ cồn xe máy cũng được chia thành 3 cấp độ như ôtô nhưng mức phạt có phần khác. Các mức phạt này được đề cập tại các khoản 6,7,8,10 điều 6 (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP). Trong đó mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất lên đến 8 triệu đồng

Nồng độ cồn Hình thức xử phạt
< 50 mg/100 ml máu hoặc 

không vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở

  • Bị tước GPLX (10-12 tháng)
  • Mức xử phạt hành chính từ 2.000.000đ – 3.000.000đ
trên 50 mg /100 ml máu hoặc

nhiều hơn 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở

  • Bị tước GPLX (16 – 18 tháng)
  • Mức xử phạt hành chính từ 4.000.000đ -5.000.000đ
> 80 mg/100 ml  máu hoặc 

> 0,4 mg/1 lít khí thở.

  • Bị tước GPLX (22 – 24  tháng)
  • Mức xử phạt hành chính từ 6.000.000đ – 8.000.000đ

4.3. Mức phạt đối với lái xe đạp khi vi phạm nồng độ cồn

Nồng độ cồn xe
Nồng độ cồn xe

Bất kỳ người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong người quá quy định đều bị xử phạt kể cả xe đạp.

Nồng độ cồn Hình thức xử phạt
< 50 mg/100 ml máu hoặc 

không vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở

Mức xử phạt hành chính từ 80.000đ -100.000đ
trên 50 mg /100 ml máu hoặc

nhiều hơn 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở

Mức xử phạt hành chính từ 200.000đ – 300.000đ
> 80 mg/100 ml  máu hoặc 

> 0,4 mg/1 lít khí thở.

Mức xử phạt hành chính từ 400.000đ – 600.000đ

4.4. Mức phạt nồng độ cồn Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo điều 7 mức phạt nồng độ cồn cho người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên như sau:

Nồng độ cồn Hình thức xử phạt
< 50 mg/100 ml máu hoặc 

không vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở

  • Bị tước GPLX 
  • Bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (10 tháng – 12 tháng)
  • Mức xử phạt hành chính từ 3.000.000đ – 5.000.000đ
trên 50 mg /100 ml máu hoặc

nhiều hơn 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở

  • Bị tước GPLX 
  • Bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (16 tháng – 18 tháng)
  • Mức xử phạt hành chính từ 6.000.000đ – 8.000.000đ
> 80 mg/100 ml  máu hoặc 

> 0,4 mg/1 lít khí thở.

  • Bị tước GPLX 
  • Bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (22 tháng – 24 tháng)
  • Mức xử phạt hành chính từ 16.000.000đ – 18.000.000đ

5. Các trường hợp phạt hành chính khác vi phạm nồng độ cồn xe khi tham gia giao thông

Ngoài mức phạt nồng độ cồn xe nói trên, nếu người tham gia giao thông không chấp hành theo sự chỉ đạo của bộ phận giao thông sẽ bị phạt nặng hơn. 

Nồng độ cồn xe máy
Nồng độ cồn xe máy

5.1. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền

Bộ cảnh sát giao thông sẽ yêu cầu người điều khiển xuống xe đo nồng độ cồn xe máy hoặc oto khi có dấu hiệu vi phạm. Việc không hợp tác kiểm tra có thể bị xử phạt tội không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ. 

Mức phạt được tính là mức cao nhất theo quy định tùy từng loại xe mà người tham gia điều khiển. Cụ thể người điều khiển xe máy không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt 6 triệu – 8 triệu. Và 30-40 triệu là mức phạt dành cho người điều khiển ôtô không chấp hành kiểm tra.

5.2. Sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ chạy xử phạt như thế nào ?

Uống rượu bia khi tham gia giao thông đã trái với pháp luật. Gây tai nạn còn bỏ chạy, bỏ mặc người bị thương còn đáng bị lên án. Tùy vào mức độ mà người điều khiển phương tiện bị xử phạt. Các cấp độ hình phạt bao gồm

  • Xử phạt hành chính với tùy từng loại xe có thể lên đến 18 triệu đồng
  • Xử lý dân sự, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
  • Xử lý truy tố hình sự với mức độ nghiêm trọng hơn

Từ những điều trên, ta thấy rằng sử dụng rượu bia trong khi tham gia giao thông trong tình trạng không tỉnh táo có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thiệt hại về tiền, bị lên án mà còn để lại những mất mát cho cả bản thân và nạn nhân. Do đó hãy nhớ rằng uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện giao thông.

>>> Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu không cần đến kho bạc

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về quy định nồng độ cồn xe khi tham gia giao thông. Hãy là người điều khiển phương tiện văn minh, đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và mọi người. Ngoài ra chấp hành tuân thủ trong người không vượt quá nồng độ cồn 0.25 bạn nhé.

cấp lại giấy phép lái xe tại tphcm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *