Không bằng lái xe phạt bao nhiêu? Theo quy định năm 2024, nếu không có hoặc không mang bằng lái xe, bạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với xe máy, và từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với xe ô tô. Bằng lái xe có nhiều hạng khác nhau, như hạng A1 cho xe mô tô dưới 175 cm³, hạng B1 cho ô tô không hành nghề, và hạng C cho ô tô tải trên 3.500 kg. Các hạng này đảm bảo người điều khiển xe có đủ kiến thức và kỹ năng an toàn trên đường.
Mức xử phạt lỗi không mang bằng lái xe năm 2024 như thế nào ?
- Đối với xe máy:
Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự mô tô không mang theo bằng lái xe sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Theo Điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
- Đối với xe ô tô:
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Theo Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Không bằng lái xe phạt bao nhiêu năm 2024 ?
- Đối với xe máy:
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm³ và các loại xe tương tự nếu không có bằng lái xe sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên hoặc xe mô tô ba bánh không có bằng lái sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(Theo Điểm a khoản 5 và Điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
- Đối với xe ô tô:
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự không có bằng lái sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
(Theo Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Danh sách các bằng lái xe gồm những hạng nào?
- Hạng A1:
- Dành cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm³ đến dưới 175 cm³.
- Dành cho người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
- Hạng A2: Dành cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
- Hạng A3: Dành cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
- Hạng A4: Dành cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
- Hạng B1 số tự động: Dành cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái.
- Ô tô tải số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
- Hạng B1: Dành cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái.
- Ô tô tải có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Hạng B2: Dành cho người hành nghề lái xe để điều khiển:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
- Hạng C: Dành cho người lái xe để điều khiển:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
- Hạng D: Dành cho người lái xe để điều khiển:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
- Hạng E: Dành cho người lái xe để điều khiển:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
- Hạng F: Dành cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, cụ thể như sau:
- Hạng FB2: Dành cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.
- Hạng FC: Dành cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
- Hạng FD: Dành cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
- Hạng FE: Dành cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và các loại xe như ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
(Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
Lời kết
Qua thông tin trên, chắc hẳn bạn đã nắm được thông tin về “Không bằng lái xe phạt bao nhiêu” rồi đúng không. Có thể thấy, không có bằng lái xe khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến mức phạt khá nặng. Đối với xe máy, người điều khiển sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đối với xe mô tô dung tích lớn hơn 175 cm³ hoặc xe mô tô ba bánh, mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Người điều khiển xe ô tô không có bằng lái sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là luôn mang theo và đảm bảo bằng lái xe còn hiệu lực để tránh các mức phạt không đáng có.