Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không? Quy định mới nhất

Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?

Bằng lái xe là chứng từ bắt buộc cần phải có khi tham gia giao thông. Theo đó, mỗi loại bằng lái sẽ là điều kiện cho từng phương tiện, hay đối tượng khác nhau. Nhiều người có chung một câu hỏi rằng bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không? hãy cùng tìm lời giải đáp ở bài viết dưới đây.

Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia lái xe cần đủ tiêu chuẩn về tuổi, bằng lái xe được cấp phù hợp với loại xe đang điều khiển. Ngoài ra theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, bằng lái xe ô tô không thể sử dụng được cho phương tiện xe máy. Đây là 2 loại phương tiện khác nhau, người lái phương tiện nào phải có giấy tờ xác minh đủ điều kiện lái phương tiện đó.

Có bằng lái xe máy mới được phép tham gia lái xe máy trên đường
Có bằng lái xe máy mới được phép tham gia lái xe máy trên đường

Luật này cũng áp dụng cho những loại xe cơ giới khác, bắt buộc cá nhân cần phải có bằng lái phù hợp với loại phương tiện sử dụng trên đường. Trường hợp người lái chỉ có bằng ô tô thì chỉ được phép lái ô tô và ngược lại.

=> Trả lời cho câu hỏi: Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không? Câu trả lời là “KHÔNG”

Mức phạt không mang bằng lái phù hợp với phương tiện khi tham gia giao thông

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về các mức phạt khi không mang bằng lái xe phù hợp mà vẫn tham gia giao thông như sau:

  • Phạt hành chính từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng: Áp dụng với cá nhân điều khiển xe mô tô có dung tích dưới 175 cc và các loại phương tiện tương tự.
  • Phạt hành chính từ 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng:  Áp dụng với cá nhân điều khiển xe mô tô ba bánh hoặc xe gắn máy có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên.
  • Trong trường hợp người điều khiển xe không thể xuất trình giấy tờ xe khi kiểm tra, CSGT được quyền lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện. Thời gian tạm giữ từ 7 ngày tính từ ngày thu xe. Tuỳ vào tình huống phạm lỗi phức tạp hay không, cần thêm thời gian xác minh thì thời hạn tạm giữ xe có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày.
Vi phạm bằng lái có thể bị phạt hành chính và tịch thu xe
Vi phạm bằng lái có thể bị phạt hành chính và tịch thu xe

Một số câu hỏi thường gặp

Quy định thi bằng lái xe máy khi đã có bằng lái ô tô như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi điểm a, b khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định như sau: Người sở hữu bằng lái xe ô tô sẽ được miễn thi phần sát hạch lý thuyết của xe máy mà chỉ cần thi phần thực hành.

Có được tích hợp bằng lái xe máy và ô tô không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, nếu cá nhân đã có bằng lái xe máy và ô tô muốn tích hợp lại cần làm thủ tục đổi theo quy định.

Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi GPLX cá nhân lập hồ sơ để gửi hoặc kê khai trực tiếp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT, bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản sao GPLX, giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng

Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục trực tiếp, cá nhân cần chụp ảnh tại cơ quan cấp phép và cung cấp bản chính của các hồ sơ trên để đối chiếu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các quy định khi tham gia giao thông của bằng lái ô tô và xe máy cũng như các mức phạt khi vi phạm bằng lái. Hy vọng rằng qua bài viết bạn đã biết được bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không để từ đó tránh vi phạm khi tham gia giao thông. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến việc cấp đổi bằng lái xe hãy liên hệ ngay tới số hotline 0945.240.246 của Trung tâm bằng lái xe An Tín để được nhân viên tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *